Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Tốc độ tăng trưởng sản lượng tôm Ấn Độ dự đoán đạt 4,9%/năm đến năm 2018
07 | 10 | 2016
Sản lượng tôm nuôi Ấn Độ dự báo tăng trưởng với tốc độ 4,9%/năm trong giai đoạn 2014-18. Tốc độ tăng trưởng dự đoán này là mức cao thứ hai trong số các nước sản xuất tôm chính. Các khu vực tăng trưởng nhanh hơn duy nhất trên thế giới là Trung Đông và Bắc Phi, có tốc độ tăng trưởng đạt 10,3%/năm.

Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng này thấp hơn nhiều so với tốc độ trung bình 13,7% ghi nhận trong giai đoạn 2011 – 14 tại Ấn Độ. Tương tự, tốc độ tăng trưởng sản lượng tôm tại Trung Đông và Bắc Phi cũng giảm mạnh từ mức 32,0%/năm từ 2011 – 14.

Đông Nam Á và châu Mỹ dự đoán có tốc độ tăng trưởng lần lượt đạt 1,6%/năm và 2,5%/năm trong giai đoạn 2014 – 18.

Theo dự báo trình bày trong GOAL do Global Aquaculture Alliance (GAA), một hiệp hội thương mại phi lợi nhuận hướng tới sản xuất thủy sản hiện đại và có trách nhiệm, tổ chức tại Quảng Châu – Trung Quốc năm nay, sản lượng tôm nuôi Ấn Độ sẽ thấp hơn 600.000 tấn trong các năm từ 2016 – 2018. Báo cáo nhấn mạnh kế hoạch của Cơ quan xúc tiến xuất khẩu các sản phẩm thủy sản (MPEDA) tập trung vào đa dạng hóa thủy sản, kiểm soát chất lượng, gia tăng giá trị và cải thiện cơ sở hạ tầng cho sản xuất nhằm đạt giá trị xuất khẩu 5,6 tỷ USD trong năm tài khóa 2016/17, sau khi suy giảm xuất khẩu trong năm tài khóa trước. Ấn Độ hướng đến mục tiêu đạt 10 tỷ xuất khẩu thủy sản đến năm 2020.

MPEDA đang hỗ trợ sản xuất tôm theo hướng tiếp cận sản xuất quy mô vùng. Hơn 10.000 nông dân đã được tổ chức vào các HTX thủy sản và triển khai “Các thực hành quản lý tốt hơn”. Các HTX thủy sản này cũng hỗ trợ nông dân tiếp cận tín dụng, giống chất lượng cao, thức ăn thủy sản và các đầu vào khác, giảm rủi ro dịch bệnh và cải thiện chất lượng.

Theo dữ liệu trình bày tại GOAL, sản lượng thủy sản toàn cầu sẽ tiếp tục tăng trong năm 2017 và 2018, với tốc độ tăng trưởng hàng năm từ 2015 – 2018 đạt 4,2%/năm. Biểu đồ sản xuất tôm của GOAL cho thấy ước tính khoảng 4 triệu tấn tôm sẽ được sản xuất trong năm 2016, tăng lên 4,3 triệu tấn trong năm 2017 và khoảng 4,5 triệu tấn trong năm 2018.

Trong khi đó, theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản Việt Nam, sản lượng tôm của Việt Nam trong nửa đầu năm 2016 giảm do thời tiết bất lợi, hạn hán kéo dài, tình trạng nhiễm mặn và nhiệt độ cao, gây ra biến động điều kiện các hồ nuôi, ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe tôm nuôi và làm bùng phát dịch bệnh.

Trong nửa đầu năm 2016, diện tích nuôi tôm nước lợ của Việt Nam đạt 706.700ha, tăng 2,7% so với cùng kỳ năm 2015. Tổng sản lượng tôm đạt 181.000 tấn, giảm 3% trong cùng kỳ so sánh. VASEP dự đoán tình trạng thiếu tôm nguyen liệu do hạn hán và nhiễm mặn sẽ tác động tiêu cực tới xuất khẩu tôm.

Theo Business Standard và Asian Agribiz



Gappingworld
Báo cáo phân tích thị trường