Tiêu chuẩn VietGAP được ban hành 5 năm trước bởi Bộ NNPTNT (MARD), được coi là bước chuẩn bị cho ngành thủy sản chủ động thâm nhập vào thị trường toàn cầu, chủ yếu cho 3 loại thủy sản xuất khẩu chủ lực: cá tra, tôm sú và tôm thẻ.
Tuy nhiên, theo ông Lê Văn Quang, chủ tịch của Tập đoàn Minh Phú, đã hoạt động chế biến và xuất khẩu tôm trong 35 năm, công ty không có bất cứ đối tác nào yêu cầu sản phẩm phải được chứng nhận VietGAP. Ông cũng chỉ ra rằng họ chỉ cần các chứng nhận BAP, ASC và GlobalGAP.
Doanh nghiệp này cho biết thêm tiêu chí trong VietGAP thậm chí còn cao hơn trong các tiêu chuẩn khác. Do đó, ông đề xuất các trại nuôi tôm tại Việt Nam nên được yêu cầu đáp ứng các tiêu chuẩn của BAP và ASC, thay vì VietGAP.
“Chứng nhận BAP được sử dụng toàn cầu và các sản phẩm tôm Việt Nam chủ yếu được xuất khẩu. Do đó, tại sao Việt Nam không sử dụng tiêu chuẩn này để chứng nhận tất cả các công đoạn của sản xuất tôm?” ông Quang phát biểu trước báo giới vừa qua.
“Hiện nay, nhà nước chỉ hỗ trợ nông dân đạt chứng nhận VietGAP nhưng sẽ hợp lý hơn nếu sử dụng khoản ngân sách này để hỗ trợ họ đạt các chứng nhận BAP và ASC để giảm chi phí sản xuất và đưa các sản phẩm tôm Việt Nam trở nên cạnh tranh hơn”, ông Quang khuyến nghị.
Về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Hồng Phước, trưởng phòng nguyên liệu sản xuất của Công ty Chế biến và Thương mại Vĩnh Lộc tại thành phố Hồ Chí Minh cho biết, dựa trên các yêu cầu chứng nhận của một nhà nhập khẩu, công ty sẽ cử cán bộ tới các khu vực sản xuất tại ĐBSCL để kiểm tra. Những trại nuôi đáp ứng tiêu chuẩn của nhà nhập khẩu sẽ được chọn để ký hợp đồng và công ty sẽ cam kết làm ăn lâu dài với những khu vực sản xuất tốt. Cho đến nay, công ty chỉ xuất khẩu sản phẩm được chứng nhận VietGAP tới các thị trường không yêu cầu các chứng chỉ cụ thể.
Giải thích lý do vì sao doanh nghiệp không mặn mà với hệ thống chứng nhận VietGAP, ông Trương Đình Hòe, tổng thư ký Hiệp hội các nhà chế biến – xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết các chứng chỉ như GlobalGAP và ASC là cá tiêu chuẩn dựa trên nguyên tắc tự nguyện.
Các doanh nghiệp muốn xuất khẩu sản phẩm sang bất cứ thị trường nào cũng phải đáp ứng các tiêu chuẩn của riêng thị trường đó. Các nước Tây Âu yêu cầu chứng nhận GlobalGAP, trong khi thị trường Mỹ yêu cầu chứng chỉ BAP. Trong khi đó, VASEP luôn khuyến khích doanh nghiệp và nông dân ứng dụng VietGAP vào nuôi trồng thủy sản để đáp ứng các tiêu chuẩn ngày càng cao của các thị trường xuất khẩu.
Theo ông Hòe, “trên thực tế, nếu chúng ta làm tốt việc giới thiệu và thúc đẩy chứng chỉ VietGAP để chứng chỉ này dễ nhận diện và được biết đến nhiều hơn tại các nước khác, thì việc áp dụng VietGAP sẽ trở nên phổ biến hơn.”
Về vấn đề này, chủ tịch VASEP Nguyễn Việt Thắng giải thích rằng các nhà xuất khẩu muốn bán sản phẩm của họ tới một thị trường cụ thể thì phải đảm bảo đáp ứng được các tiêu chuẩn áp dụng trên thị trường đó. Tuy nhiên, ông cho rằng để tránh việc doanh nghiệp áp dụng 3 – 4 chứng chỉ cùng một lúc, chính phủ đã yêu cầu Bộ NNPTNT và Tổng cục Thủy sản nghiên cứu khả năng phối hợp giữa các hệ thống chứng nhận.
Theo FIS