Ngành thủy sản dịch chuyển theo hướng tăng chế biến tại Thái Lan
Thái Lan đã phát triển nhiều sản phẩm giá trị gia tăng cao, phù hợp với lối sống thay đổi của người tiêu dùng và mang lại lợi ích sức khỏe, theo ông Anurat Khokasai, CEO của Prantalay Marketing cho biết. Tuy nhiên, chỉ riêng các sản phẩm giá trị gia tăng là không đủ để chinh phục khách hàng. Prantalay đã tổng kết một số hành vi của khách hàng và xác định một số khuynh hướng chính: “Khách hàng muốn thực phẩm ngon, tốt cho sức khỏe và thuận tiện, với giá phải chăng. Ngành thực phẩm sẽ thay đổi và đi theo khuynh hướng này”. Nhằm duy trì khả năng cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu khách hàng, Prantalay cung ứng hàng loạt sản phẩm ướp lạnh và đông lạnh, ăn liền, snack thủy sản, bún-phở cá, sản phẩm giống như cua và tôm.
CP Prima tiếp tục phát triển mảng kinh doanh thủy sản chế biến
Nhà sản xuất – chế biến tôm lớn nhất Indonesia là Central Proteina Prima (CP Prima) đang tăng cường phát triển mảng kinh doanh thủy sản nấu liền (ready to cook – RTC) và thủy sản ăn liền (ready to eat – RTE). Theo ông Sutanto Surjadjaja, phó chủ tịch cho biết mảng kinh doanh này tương đối mới tại Indonesia. Tuy nhiên, CP Prima tin rằng mảng kinh doanh này, cùng với tăng trưởng kinh tế và thay đổi lối sống, sẽ tiếp tục tăng trưởng. Hiện CP Prima có thêm 2 nhà máy chế biến tại Lampung và Đông Java với công suất lần lượt là 350 tấn/tháng và 100 – 150 tấn/tháng, công suất sử dụng hiện đạt 50% công suất thiết kế. CP Prima cũng đang tìm mặt bằng để xây dựng thêm 1 nhà máy.
Adib đầu tư mạo hiểm vào các sản phẩm thủy sản chế biến sâu
Adib Global Food Supplies, một nhà chế biến – phân phối thủy sản và thịt halal hàng đầu Indonesia, có kế hoạch đầu tư mạo hiểm vào chế biến sâu hơn. Theo ông Ardi Wijaya, phó chủ tịch Adib, công ty đang thử nghiệm sản xuất cá tra viên chiên và cá tra viên, và sẽ sớm thương mại hóa các sản phẩm này. Công ty sẽ lắp đặt máy sản xuất thịt cá viên. Đồng thời, công ty cũng sẽ sản phẩm sốt cá hoặc surimi trong tương lai gần. Adib sẽ tập trung vào các sản phẩm chế biến sâu do phân khúc này có tỷ suất lợi nhuận tốt. Trong vòng 5 năm tới, sản xuất các sản phẩm chế biến sâu của công ty sẽ vượt mảng sản xuất cá phile. Trong khi đó, hàng ngày, nhà máy chế biến cá tại Karawang, thuộc Tây Java, chế biến 6 tấn cá tra và sản xuất khoảng 2,5 – 3 tấn phile cá tra mỗi ngày.
Tiêu dùng thủy sản tại Trung Quốc tiếp tục tăng
Guolian Aquatic Products Co, nhà sản xuất tôm và cá rô phi tại Trạm Giang (Quảng Đông), công ty xuất khẩu tôm lớn nhát Trung Quốc sang Mỹ, chiếm khoảng 40% tổng xuất khẩu. Đây là công ty thủy sản duy nhất tại Trung Quốc có thể xuất khẩu tôm sang Mỹ mà không chịu thuế. Tuy nhiên, công ty cũng đang mở rộng thị phần trên thị trường nội địa từ năm 2014 bằng cách giới thiệu các sản phẩm thủy sản cao cấp toàn cầu tới người tiêu dùng nội địa. Thị trường Trung Quốc có gần 1,4 tỷ người và với thu nhập tăng, ngày càng có nhiều người Trung Quốc có nhu cầu với các sản phẩm thực phẩm giàu dinh dưỡng. Tiêu dùng thủy sản tại thị trường này tiesp tục tăng. Guolian nhấn mạnh R&D rất quan trọng cho ngành thủy sản và những nhà cung cấp thủy sản cần đổi mới để dẫn đầu các khuynh hướng tiêu dùng.
Gadre Marine đặt cược vào thị trường thủy sản giá trị gia tăng của Ấn Độ
Gadre Marine của Ấn Độ, một công ty chế biến – đóng gói thủy sản, đặt mục tiêu tăng gấp đôi doanh thu trong năm nay. Mục tiêu doanh thu mảng sản phẩm thủy sản GTGT nội địa đạt 500 triệu trong năm 2016, so với mức 250 triệu trong năm 2015. Năm ngoái, công ty đã xuất khẩu khoảng 34.000 tấn cá và sản xuất khoảng 14.000 tấn các sản phẩm giá trị gia tăng từ tôm, mực ống, mực nang và các loại cá khác. Đồng thời, thị hiếu và thói quen tiêu dùng tại Ấn Độ đang thay đổi, đặc biệt là trong ngành thủy sản, khi người tiêu dùng ngày càng chấp nhận thủy sản đông lạnh do chất lượng tốt và tính sẵn có trong suốt năm. Thế hệ tiêu dùng trẻ cũng ưa chuộng các sản phẩm nấu liền và ăn liền do tính tiện lợi.
CP Foods của Thái Lan mở rộng sang thị trường Ấn Độ
Charoen Pokphand Foods (CP Foods) của Thái Lan đã bắt đầu khởi động một nhà máy chế biến tại Ấn Độ, để chế biến tôm cho thị trường Mỹ. Trong tháng 3, công ty đã bắt đầu vận hành sản xuất nhà máy tại Visakhapatnam, Andhra Pradesh. Hiện tại, CP Foods đang hướng tới mục tiêu sản xuất 6.000 tấn thành phẩm. Theo CP Foods, mặc dù hiện tại công ty vẫn đang tập trung vào các sản phẩm phổ biến nhưng sẽ dần tăng sản xuất các sản phẩm chế biến và sản phẩm giá trị gia tăng trong tương lai. Công ty sẽ lắp đặt dây chuyền chế biến cho nhà máy tại Ấn Độ vào cuối năm nay hoặc đầu năm tới, đồng thời tăng sản xuất nguyên liệu tại Ấn Độ lên 1.500 tấn.
Thai Union nhòm ngó thị trường Ấn Độ
Thai Union Group (TU) đang mở rộng sang thị trường Ấn Độ do ảnh hưởng của dịch bệnh tôm chết sớm tại Thái Lan. Theo ông Rittirong Boonmechote, chủ tịch TU mảng kinh doanh quốc tế, TU không muốn phụ thuộc vào chỉ một nguồn nguyên liệu và muốn tối thiể hóa rủi ro, quản lý rủi ro khi xảy ra dịch bệnh.
TU có một liên doanh tại Ấn Độ. Sản xuất thử tại Avanti Foods, một nhà máy liên doanh với Avanti Feeds tại Ấn Độ, sẽ vận hành trong tháng 6. Ông Rittirong cho biết ông muốn nhà máy có khả năng sản xuất một loạt sản phẩm, bao gồm sản phẩm GTGT. Nhà máy này sẽ bao gồm các dây chuyền sản xuất từ nguyên liệu, chế biến và sản xuất GTGT với công suất sản xuất nguyên liệu thô lên tới hơn 25.000 tấn hàng năm.
Theo Asian Agribiz