Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
FAO: Nhập khẩu cá ngừ tại các thị trường truyền thống giảm nửa đầu năm 2016
07 | 11 | 2016
Sản lượng khai thác cá ngừ sọc vằn tại các vùng đánh bắt chính đã cải thiện trong suốt quý 1/2016, dẫn tới giá giảm nhẹ. Nhu cầu nhập khẩu cá ngừ chế biến và đóng hộp trái chiều giữa các thị trường truyền thống và mới nổi.

Nguồn cung

Trong quý 1/2016, hoạt động khai thác tại vùng biển Tây và Trung Thái Bình Dương được cải thiện. Tại khu vực Đông Thái Bình Dương, sản lượng cá ngừ sọc vằn tăng trong khi sản lượng cá ngừ vây vàng giảm, dẫn tới giá cá ngừ vây vàng tăng mạnh hơn cá ngừ sọc vằn.

Tại vùng biển Ấn Độ Dương, hoạt động khai thác diễn ra bình thường với các lô cá ngừ chủ yếu là cá ngừ sọc vằn. Do giá cá ngừ sọc vằn giảm nhẹ nên dự trữ cá ngừ nguyên liệu trong quý 1/2016 tại Thái Lan tăng nhẹ thông qua cả nguồn nhập khẩu lẫn các tàu khai thác cá của Thái Lan. Trong quý 1/2016, giá cá ngừ sọc vằn nhập khẩu trung bình giảm 6,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Lượng nhập khẩu cá ngừ đông lạnh vào Thái Lan tăng 8% lên tổng cộng 125.600 tấn so với mức 120.000 tấn trng cùng kỳ so sán. Tuy nhiên, lượng nhập khẩu cá ngừ vây vàng và cá ngừ albacore giảm lần lượt 35% và 28% xuống còn 21.500 tấn và 7.000 tấn trong cùng kỳ so sánh.

Hoạt động khai thác tại biển Đại Tây Dương tiếp tục duy trì ở mức trung bình thấp, dự trữ cá ngừ nguyên liệu của các nhà đóng hộp địa phương ở mức thấp. Giá cá ngừ sọc vằn và vây vàng tiếp tục khuynh hướng tăng do nguồn cung giảm từ các vùng biển Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương. Indonesia cho biết sản lượng khai thác cá ngừ tăng từ quý 1/2016 nhờ các biện pháp của chính phủ chống lại hoạt động IUU của các tàu cá nước ngoài. Giá cá ngừ sọc vằn ở mức cao 1.700 – 1.800 USD/tấn, FOB Indonesia.

Khuynh hướng tích cực hồi năm ngoái của thương mại cá ngừ không đóng hộp của Mỹ kéo dài trong suốt quý 1/2016 với lượng nhập khẩu tăng. Tại Nhật Bản, quý 1/2016 có những chuyển biến rất tích cực trong thương mại sashimi. Sau 4 năm liên tiếp giảm nhập khẩu, trong quý 1/2016, nhập khẩu cá ngừ air-flown của Nhật đã tăng 4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tại Trung Quốc, nhu cầu nhập khẩu sashimi cá ngừ mắt to và cá ngừ vây xanh giảm mạnh do nhu cầu giảm và đồng NDT yếu đi so với đồng USD. Cá hồi tươi vẫn được giao dịch mạnh trong thương mại sashimi.

Mỹ

Nhập khẩu cá ngừ không đóng hộp của Mỹ đạt 12.100 tấn trong quý 1/2016, so với 11.700 tấn trong cùng kỳ năm ngoái. Nguồn cung bao gồm cá ngừ tươi air-flown, cá ngừ xẻ/nguyên con đông lạnh và cá ngừ phile tươi/đông lạnh. Mỹ tăng nhập khẩu cá ngừ vây xanh chất lượng cao từ Mexico và Tây Ban Nha cũng như cá ngừ vây xanh miền Nam Thái Bình Dương cho sushi và sashimi.

Trong quý 1/2016, nhập khẩu cá ngừ vây vàng nguyên con/xẻ tươi/đông lạnh cũng như cá ngừ phile đông lạnh đều tăng. Mỹ đã nhập khẩu hơn 6.000 tấn cá ngừ phile đông lạnh trong quý 1/2016, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguồn cung tăng từ Philippines, Việt Nam, Sri Lanka, Thái Lan và Maldives nhưng giảm từ Indonesia, nhà xuất khẩu lớn nhất cho thị trường Mỹ.

Nhật Bản

Ngày 5/1/2016, thị trường cá Tsukiji của Tokyo tổ chức phiên đấu giá cuối cùng của loại cá ngừ vây xanh địa phương đắt đỏ nhất trong năm có giá 118.000 USD, cân nặng 200kg. Đây là phiên đấu giá cuối cùng của năm mới trong năm 2016 do các nhà vận hành thị trường cá bán buôn của Tokyo sẽ chuyển sang chợ ca sToyosu mới xây dựng trong tháng 10.

Nhìn chung, nhập khẩu cá ngừ tươi và đông lạnh làm sashimi tại Nhật Bản tăng trong quý 1/2016. So với cùng kỳ năm 2015, nguồn cung cá ngừ vây vàng và vây xanh tươi nguyên con/xẻ đều tăng.

Nhập khẩu phile cá ngừ mắt to và vây xanh đông lạnh cũng tăng trong quý 1/2016. Tổng lượng nhập khẩu phile cá ngừ đông lạnh sâu giảm nhẹ 4% xuống còn 12.300 tấn do sản lượng khai thác cá ngừ vây xanh và vây vàng giảm. Tuy nhiên, nhập khẩu loại cá ngừ phile mắt to (chất lượng thịt đỏ) lại tăng đến 34%.

Nhu cầu tiêu dùng cá ngừ sashimi tại Nhật Bản tăng trong kỳ lễ hội mùa xuân diễn ra từ tháng 4 – 5. Đây là thời gian cao điểm kinh doanh cá ngừ sashimi tại Nhật Bản.

Cá ngừ đóng hộp xuất khẩu

Giá nguyên liệu thô giảm đã hỗ trợ cho tăng trưởng xuất khẩu cá ngừ đóng hộp từ hầu hết các nước sản xuất chính trong quý 1/2016. Trong 6 nước xuất khẩu cá ngừ chế biến và đóng hộp lớn nhất thế giới xuất khẩu của Thái Lan chỉ tăng nhẹ 1%. Tuy nhiên, đến cuối tháng 5, giá cá ngừ sọc vằn đông lạnh từ Tây Thái Bình Dương tới Thái Lan đã ngừng đợt giảm giá.

Tại Tây Ban Nha, xuất khẩu cá ngừ đóng hộp tăng trưởng mạnh trong quý 1/2016 với mức tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu cá ngừ của Tây Ban Nha sang thị trường EU cũng như Trung Đông và Bắc Phi tăng. Các nhà sản xuất cá ngừ đóng hộp EU khác, bao gồm Ý và Bồ Đào Nha cũng cho biết xuất khẩu tăng lần lượt 13% và 7,5%. Xuất khẩu cá ngừ từ Pháp giảm 4%.

Trong số 5 nhà xuất khẩu cá ngừ chế biến/đóng hộp hàng đầu thế giới, xuất khẩu từ Ecuador tăng 19%, từ Trung Quốc tăng 12% trong quý 1/2016 so với cùng kỳ năm 2015. Trong 2 tháng đầu năm 2016, xuất khẩu cá ngừ của Indonesia tăng 13% trong khi của Philippines giảm 23%.

Cá ngừ đóng hộp nhập khẩu

Giá giảm đã thúc đẩy nhu cầu nhập khẩu cá ngừ chế biến/đóng hộp tại một số thị trường EU, nhưng khuynh hướng nhập khẩu lại giảm tai các thị trường Bắc Mỹ, gồm: Mỹ (-14,5%) và Canada (-10%). Tại châu Á/Thái Bình Dương, nhập khẩu tăng tại Nhật Bản và New Zealand nhưng giảm tại Úc.

Nhập khẩu cá ngừ đóng hộp tại Đông Nam Á, Trung Đông và các thị trường Bắc Phi tăng trong quý 1/2016 so với cùng kỳ năm 2015. Tại Latin America, nhập khẩu cá ngừ đóng hộp tăng tại Argentina, Peru, Chile, nhưng giảm tại Brazil.

Thị trường cá ngừ đóng hộp Mỹ đã tích lũy đủ dự trữ từ năm 2015, dẫn tới lượng nhập khẩu giảm trong năm 2016, bất chấp giá liên tục giảm. Tổng nhập khẩu cá ngừ chế biến/đóng hộp của Mỹ giảm 7% trong năm 2016 so với cùng kỳ năm 2015. Trong 6 nhà cung cấp cá ngừ chế biến/đóng hộp lớn nhất cho thị trường Mỹ, xuất khẩu của các nhà cung cấp này đều giảm, ngoại từ tăng từ Việt Nam và Mexico. Tổng nhập khẩu cá ngừ chế biến/đóng hộp của Mỹ đạt 10.500 tấn cá ngừ đóng túi, 17.120 tấn cá ngừ chế biến và 14.580 tấn cá ngừn đóng hộp. Nhập khẩu cá ngừ đóng túi giá trị cao hơn tăng 3,7% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi nhập khẩu cá ngừ chế biến giảm 12,7%.

EU

Khuynh hướng giảm nhập khẩu cá ngừ đóng hộp và chế biến của EU trong năm 2015 đã đảo ngược trong quý 1/2016. Tổng nhập khẩu cá ngừ chế biến/đóng hộp của EU trong quý 1/2016 đạt 124.000 tấn, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2015. Nguyên nhân chủ yếu là do nguồn cung tăng vọt từ Ecuador và xuất khẩu của nước này sang EU trong cùng kỳ so sánh tăng 1%. Ecuador chiếm 26% thị phần nhập khẩu cá ngừ chế biến/đóng hộp từ các nước ngoại khối và tăng xuất khẩu sang hầu hết các thị trường thành viên EU. Trong cùng giai đoạn so sánh, nhập khẩu cá ngừ của EU từ Thái Lan tăng 4%, Seychelles (+20%) và Ghana (+21%). Trong top 10 nhà cung cấp ngoại khối EU, lượng nhập khẩu giảm từ Mauritius (-3%), Trung Quốc (-40%), Philippines (-42%) và Việt Nam (-20%). Trong số các nước thành viên EU, nhập khẩu cá ngừ của Tây Ban Nha tăng, chủ yếu là cá ngừ cooked loin để chế biến sâu hơn. Đối với nhập khẩu cho tiêu dùng trực tiếp, nhập khẩu cá ngừ chế biến/đóng hộp của Anh tăng 3,5% trong khi Đức giảm 7%.

Một điểm đáng chú ý trong quý 1/2016 là nhu cầu tăng đối với cá ngừ đóng hộp chất lượng cao hơn tại thị trường nội khối EU, chủ yếu được cung ứng bởi Tây Ban Nha, Pháp, Ý và Bồ Đào Nha. Xuất khẩu sản phẩm cá ngừ đóng hộp chất lượng cao hơn từ Tây Ban Nha sang các nước thành viên EU khác tăng 17% về lượng và hơn 7% về giá trị lên 31.200 tấn, trị giá 155,2 triệu USD trong quý 1/2016.

Các thị trường khác

Tại khu vực châu Á Thái Bình Dương, các khuynh hướng thương mại quan trọng trong quý 1/2016 bao gồm nhập khẩu của Nhật Bản tăng 14% lên 14.100 tấn, với nguồn cung tăng từ Thái Lan, Philippines, Indonesia, Trung Quốc và Việt Nam.

Tại Úc, nhập khẩu giảm 15,5% xuống còn 11.300 tấn, với Thái Lan chiếm 91% thị phần.

Nhập khẩu cá ngừ đóng hộp tăng tại New Zealand, Đài Loan, Malaysia, Singapore và Sri Lanka trong quý 1/2016. Dữ liệu xuất khẩu từ Thái Lan cho thấy các cơ hội xuất khẩu cá ngừ đóng hộp sang thị trường Trung Đông.

Theo Globefish



Gappingworld
Báo cáo phân tích thị trường