MoU đầu tiên vạch ra một thỏa thuận G2G để mở cửa tiếp cận thị trường và khơi thông tăng trưởng cho xuất khẩu gạo Campuchia sang Trung Quốc, nước nhập khẩu gạo lớn nhất của Campuchia. MoU thứ hai cung cấp hỗ trợ kỹ thuật nhằm tăng cường cơ sở hạ tầng dự trữ và bảo quản gạo của Campuchia. “Dự án này được thiết kế nhằm giải quyết các thách thức trong ngành gạo Campuchia nhằm đảm bảo tính bền vững dài hạn, và để giải quyết các vấn đề mang tính hệ thống và toàn diện”, theo thông báo của Bộ Kinh tế và Tài chính Campuchia.
Thông báo trên không cung cấp thông tin chi tiết về giá trị của các thỏa thuận nhưng cho biết chính phủ Campuchia sẽ tìm kiến các khoản vay ưu đãi từ Trung Quốc để triển khai dự án.
Các nhà chức trách của Bộ Kinh tế và Tài chính và Bộ Thương mại của Campuchia đã đại diện ký thỏa thuận đầu tiên với Ngân hàng Xuất nhpaj khẩu Trung Quốc và Tập đoàn CITIC, đồng thời đã ký thỏa thuận thứ 2 với CITIC và Henan Yuguang International Economic & Technical Cooperation.
Theo báo cáo công bố hồi tuần trước, Campuchia đã xuất khẩu 142.768 tấn gạo sang thị trường Trung Quốc từ đầu năm đến nay, tăng 59% so với cùng kỳ năm 2016, chiếm gần 1/3 tổng kim ngạch xuất khẩu gạo năm 2017 của nước này. Campuchia kỳ vọng sẽ xuất khẩu tổng cộng 200.000 tấn gạo sang Trung Quốc trong cả năm 2017 và sẽ tăng xuất khẩu 50% trong năm 2018.
Song Saran, CEO của Amru Rice, công ty vừa nhận được khoản vay trị giá 5 triệu USD từ chính phủ để xây một cơ sở sấy và dự trữ lớn tại tỉnh Kampong Thom, cho biết các MoU này minh chứng cho các sáng kiến tích cực từ phía chính phủ.
Bất chấp việc cung không đáp ứng đủ cầu trên thị trường nội địa, ông Saran cho hay Campuchia vẫn đang xuất khẩu khoảng 4 triệu tấn lúa hàng năm sang nước nước khác trong vụ thu hoạch rộ bởi nước này không đủ năng lực để chế biến toàn bộ sản lượng lúa thu hoạch nội địa. “Có đủ cơ sở hạ tầng bảo quản và dự trữ sẽ giúp ngăn luồng lúa xuất khẩu, đặc biệt là lúa gạo thơm, sang các nước láng giềng trong mùa thu hoạch cao điểm”, ông Saran cho hay, bổ sung thêm rằng điều này sẽ giúp đảm bảo an ninh lương thực nội địa, đặc biệt là trong các thiên tai. “Trung Quốc là thị trường tiềm năng cho rất nhiều nông sản Campuchia. Chúng ta có thể xây dựng thương hiệu Campuchia trên thị trường Trung Quốc thông qua mặt hàng gạo hiện nay, và hy vọng điều này sẽ mở cánh cửa cho các nông sản khác về sau”.
Theo Phnom Penh Post (Gappingworld.com)