Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Triển vọng thương mại thủy sản toàn cầu tích cực nhờ nhu cầu tăng
27 | 03 | 2018
Sản xuất thủy sản toàn cầu dự báo tăng 2,3%, cộng với tình hình thị trường toàn cầu tích cực, mang đến cú hích cho thương mại thủy sản toàn cầu trong 9 tháng đầu năm 2017.

Nuôi trồng thủy sản tiếp tục đóng góp chủ yếu vào tăng nguồn cung thủy sản thế giới, tăng trưởng ổn định với tốc độ 4,5% đạt mức sản lượng toàn cầu là 83,6 triệu tấn năm 2017. Sản lượng khai thác thủy sản ổn định ở mức 90,4 triệu tấn. Tuy nhiên, do phần lớn sản lượng thủy sản khai thác dùng để sản xuất thức ăn thủy sản, tỷ trọng của thủy sản nuôi trồng trong tiêu dùng trực tiếp làm thực phẩm cho người hiện chiếm 55% và tăng dần qua từng năm. Châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, tiếp tục là động lực chính cho phát triển thủy sản toàn cầu cả về cung và cầu.

Tổng nhu cầu thủy sản toàn cầu tăng trong năm 2017, chủ yếu nhờ cải thiện môi trường kinh tế tại cả các nước phát triển và đang phát triển, bao gồm sự phục hồi của các tị trường mới nổi lớn như Brazil và Nga. Người tiêu dùng thường tăng chi tiêu vào các sản phẩm protein động vật như thủy sản thay vì các loại thực phẩm khác khi thu nhập của họ tăng, và nhu cầu tăng thêm này đang đẩy giá thủy sản theo khuynh hướng tăng, ngay cả khi nguồn cung tiếp tục tăng. Hiệu ứng này đặc biệt mạnh trong 3 quý đầu năm 2017 khi chỉ số giá thủy sản của FAO cao hơn tất cả các nhóm hàng hóa khác trong cùng thời gian so sánh. Đặc biệt, sản lượng khai thác thấp và giá thủy sản thân mềm tăng cao kỷ lục góp phần vào mức tăng 11 điểm của nhóm thủy sản khác; trong khi ddó, nguồn cung cá hồi nuôi giảm trong nửa đầu năm 2017 đẩy chỉ số giá cá hồi tăng 14 điểm trong 9 tháng đầu năm 2017. Giá cá tuyết, cá tra và cá ngừ cũng có khuynh hướng tăng trong phần lớn năm 2017.

Trong các nước xuất khẩu thủy sản lớn trên thế giới, Ấn Độ, Peru, Ecuador, Chile và Na Uy được cho là những nước có giá trị xuất khẩu tưng mạnh nhất trong 9 tháng đầu năm 2017. Tại Ấn Độ, sản lượng tôm nuôi cao cộng với giá tôm xuất khẩu cao mang lại doanh thu xuất khẩu tăng mạnh. Peru và Chile hưởng lợi từ nguồn lợi cá cơm khai thác cao và giá cá ngừ cao. Na Uy, một tron gnhững nước sản xuất thủy sản lớn nhất thế giới, tiếp tục hưởng lợi từ giá hàng loạt mặt hàng thủy sản chính, bao gồm cá hồi và cá tuyết, duy trì ở mức cao. Hàng loạt các nước khu vực Nam Mỹ và Đông Nam Á khác, đặc biệt là các nhà sản xuất tôm và cá ngừ, cũng như các nhà nhập khẩu thủy sản tại các thị trường lớn, truyền thống như Mỹ, EU28 và Nhật Bản, cạnh tranh lẫn nhau trên hàng loạt các sản phẩm thủy sản. Các loại thủy sản giá rẻ, sản xuất nội địa như cá chép vẫn là thực phẩm thiết yếu tại các thị trường mới nổi trên khắp Đông và Đông Nam Á. Tuy nhiên, nhu cầu đối với các loại thủy sản đắt đỏ hơn như tôm hùm và cá hồi đang tăng nhanh, và dư địa tăng trơngr trong tương lai tại các khu vực đông dân này vẫn còn rất lớn. Cộng với nhu cầu tiêu dùng hồi phục tại Brazil và Nga, các xu hướng vĩ mô chỉ ra triển vọng phát triển tích cực của một thị trường đa dạng chưa từng thấy cho các nhà sản xuất – xuất khẩu trên khắp thế giới.

Cân đối cung – cầu sít sao trên thị trường thế giới với hàng loạt sản phẩm, cộng với triển vọng kinh tế toàn cầu tương đối tích cực trong vài năm tới, cho thấy nhu cầu thủy sản sẽ tăng trên phạm vi rộng. Từ góc nhìn sản xuất, dự báo nguồn cung một số mặt hàng thủy sản quan trọng sẽ thiếu hụt trong năm 2018. Cắt giảm hạn ngạch khai thác các loại cá nước nổi và cá tầng đáy sẽ làm giảm mạnh nguồn cung, gây áp lực tăng giá trên các thị trường này. Dự báo sản lượng khai thác thủy sản thân mềm tiếp tục ở mức thấp cũng sẽ là yếu tố gây tăng giá mạnh. Mặc dù tổng sản lượng khai thác cá cơm tăng trong 9 tháng đầu năm 2017, hạn ngạch khai thác mùa thứ hai trong năm tại Peru thấp hơn dự báo của thị trường sẽ gây ra tình trạng tăng giá. Xu hướng tăng giá hàng hóa thủy sản không diễn ra ở mọi mặt hàng, nhưng với nguồn cung cá hồi nuôi tăng trong năm 2018 dự báo sẽ giúp giảm nhiệt giá cả trên thị trường này, đưa giá về mức hợp túi tiền hơn, trong khi giá cá ngừ đã bắt đầu có khuynh hướng giảm từ cuối năm 2017.

Nghìn chung, cạnh tranh ngày càng mạnh với các thị trường nội địa tại các nước sản xuất thủy sản lớn sẽ làm chậm lại tốc độ tăng trưởng thương mại thủy sản toàn cầu xuóng mức tương đương với mức tăng trưởng sản xuất toàn cầu. Tuy nhiên, nhu cầu tăng lên sẽ giúp giá thủy sản trên các thị trường quốc tế duy trì động lực tăng cho tới khi nào các điều kiện kinh tế vĩ mô vẫn tích cực tại các nước tiêu dùng lớn.

Đối với người tiêu dùng, các chủ đề quan trọng vẫn là tính bền vững và truy xuất nguồn gốc, giảm chế biến, đảm bảo an toàn thực phẩm và giá trị dinh dưỡng của thủy sản. Về phía sản xuất, tăng tập trung hóa và khép kín chuỗi giá trị được cho là các xu hướng tiếp tục duy trì mạnh trong thời gian tới.

Theo Globefish (gappingworld.com)

 



Báo cáo phân tích thị trường