Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
“Mẻ lưới” ấn tượng của Indonesia
03 | 05 | 2018
Indonesia đang đạt những kết quả ấn tượng trong đợt truy quét tổng lực hoạt động khai thác thủy sản phạm pháp, không báo cáo và không được quy định (IUU) triển khai từ cuối năm 2014, với số liệu và nghiên cứu đều cho thấy những nỗ lực này đang được đền đáp.

Một số nỗ lực mà phía Indonesia rầm rộ đưa tin là việc đánh chìm 380 tàu khai thác thủy sản tại các vùng nước Indonesia tuyên bố chủ quyền, phần lớn đến từ Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia, và Philippines. Trong đó bao gồm cả các tàu Viking, một nhóm tàu treo cờ Nigeria khét tiếng, nằm trong danh sách truy nã của Interpol do khai thác các loài thủy sản được bảo vệ tại các vùng biển Nam Cực. Nhưng sự việc này trở thành vấn đề gây tranh cãi giữa Indonesia và các nước có tàu cá bị đánh chìm.

Các vấn đề trong ngành khai thác thủy sản khu vực được đặt lên hàng ưu tiên trong lịch trình của các nhà chức trách khi Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi tới thăm Hà Nội ngày 17/4 để tham gia các cuộc thảo luận về hợp tác song phương với người đồng cấp tại Việt Nam – ông Phạm Bình Minh. “Khai thác thủy sản IUU đang là mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh lương thực”, bà Retno phát biểu và cho biết thêm hai bên đã đồng thuận tăng cường hợp tác chống lại tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia, đặc biệt tội phạm liên quan đến khai thác thủy sản và thúc đẩy quản lý khai thác thủy sản bền vững.

Đợt bắt giữ một tàu cá khai thác trái phép tại các vùng nước của Indonesia là STS-50, bị bắt ngày 6/4 theo yêu cầu của Interpol tại các vùng nươc ngoài khơi đảo Weh thuộc tỉnh Aceh.

Bộ trưởng Nghề cá Susi Pudjiastuti trong một cuộc gặp với báo giới ngày 7/4 cho biết tàu này không có quốc hiệu và đã né trách các nhà chức trách tại Trung Quốc và Mozambique, hoạt động dưới nhiều tên gọi khác nhau và sử dụng cờ từ 8 nước, bao gồm Campuchia và Philippines. Bà cho biết tàu này đang chuyên chở 600 lưới rê phi pháp khi bị bắt giữ, chiều dài tổng cộng 30k, và có 20 thủy thủ Indonesia – những người mà các nhà chức trách Indonesia tin rằng là nạn nhân của hoạt động buôn bán người. “Chúng tôi đã bắt giữ tàu cá này để cho thấy cam kết và sự nhất quán mạnh mẽ của Indonesia chống lại khai thác thủy sản trái phép trước cộng đồng quốc tế. Chúng tôi muốn đây là một ví dụ cho thế giới thấy chúng tôi không thỏa hiệp với những ai liên quan đến tội ác khai thác thủy sản có tổ chức, xuyên quốc gia”.

Ngày 7/4, một tàu tuần tra của Indonesia cũng chặn 2 tàu khai thác thủy sản trái phép treo cờ Philippines tại Sulawesi Sea, khu vực có các đường bien giới với lãnh hải của Philippines, đưa tổng cộng số tàu cá khai thác trái phép từ tháng 1 đến ngày 10/4/2018 lên 26 tàu, bao gồm 3 tàu từ Việt Nam, 2 tàu từ Philippines, 1 tàu từ Malaysia và 20 tàu từ Indonesia.

Đợt truy quét khai thác thủy sản IUU này mang lại lợi ích cho Indonesia, theo các nhà nghiên cứu từ đại học California, Santa Barbara (UCSB), theo báo cáo của họ trong ấn phẩm Nature Ecology and Evolution số tháng 3. “Các chính sách chống IUU của Indonesia thu hút mạnh sự chú ý của truyền thông và đồn đoán về tác dụng của các chính sách này nhưng chưa ai đưa ra được đánh giá về hiệu quả các chính sách này”, Reniel Cabral, nghiên cứu trưởng và là một học giả tại Bren School of Environmental Science & Management (UCSB) nhận định. “Indonesia đã hoàn thành ấn tượng việc kiểm soát khai thác thủy sản trái phép tại các vùng biển của họ. Nhưng để tiếp tục thâu tóm lợi ích từ các chính sách này, họ cần đảm bảo các nỗ lực khai thác thủy sản nội địa cũng được quản lý tốt”.

Bộ Thủy sản Indonesia cho biết giá trị xuất khẩu thủy sản của Indonesia đã tăng từ 3,78 tỷ USD năm 2016 lên 4,09 tỷ USD năm 2017. Tổng thư ký Bộ Thủy sản Rifky Effendi Hardijanto cho biết doanh thu phi thuế của chính phủ từ ngành thủy sản tăng từ 15,4 triệu USD lên hơn gấp đôi trong năm 2017.

Christopher Costello, đồng tác giả nghiên cứu, cho rằng quan điểm cứng rắn của Indonesia về khai thác thủy sản trái phép không chỉ tạo đà khôi phục các vùng lãnh hải mà còn tạo ra một ví dụ khả dĩ cho các nước trên toàn thế giới liên quan đến giải quyết khai thác thủy sản trái phép và khai thác quá mức.

“Quản lý thủy sản toàn cầu phần lớn đều thất bại, tại EU hay bất cứ nơi nào khác”, theo ông Rainer Froese, một nhà khoa học từ Geomar Helmholtz Center for Ocean Research. Vấn đề tại EU thậm chí còn nghiêm trọng hơn khi khu vực này luôn nhập khẩu ròng các sản phẩm thủy sản và năng lực khai thác thủy sản suy giảm với tốc độ 2%/năm. Năm 2016, ông Froese công bố một nghiên cứu cho thấy chỉ 15% nguồn lợi thủy sản tại EU đang trong tình trạng tốt và 69% bị khai thác quá mức.

EU là khu vực nhập khẩu thủy sản lớn nhất thế giới, chiếm 25% tổng kim ngạch nhập khẩu thủy sản toàn cầu. Nhập khẩu thủy sản từ Indonesia của EU năm 2016 chỉ đạt 374 triệu Euro, tương đương 1,6% tổng kim ngạch nhập khẩu của khu vực này nên Indonesia vẫn còn nhiều dư địa tăng trưởng tại một trong những thị trường tiêu thụ thủy sản lớn nhất thế giới này.

Bà Susi phát biểu tại một họp báo ngày 19/4 cho biết hạn ngạch xuất khẩu thủy sản sang EU vẫn bị hạn chế với chỉ 177 công ty Indonesia được phép xuất khẩu sang khối kinh tế gồm 28 nước này. Bà cho biết chính phủ Indonesia hiện đang giúp 22 công ty đạt phê chuẩn xuất khẩu thủy sản sang EU, vốn chỉ đạt được khi các công ty này tuân thủ các tiêu chuẩn ngặt nghèo về vệ sinh, khả năng truy xuất nguồn gốc và nhân quyền.

Nguồn lợi thủy sản biển cũng đang bị đe dọa bởi biến đổi khí hậu, với hiệu ứng nhà kính là nguyên nhân chính gây ra tăng nhiệt độ xảy ra ở 2.000m trên mực nước biển. Điều này dẫn đến những thay đổi trong khu vực phân bổ nguồn lợi thủy sản, khiến nội lực hệ sinh thái, đa dạng sinh học và năng suất nhìn chung đều suy yếu đi. Ômg Froese dự báo thời tiết đang trở nên quá ấm đối với nhiều loài thủy sản sống tại các vùng nước nhiệt đới và chúng sẽ di cư tới các vùng nước cận nhiệt đới hoặc sống ở tầng nước sâu hơn, nên hoạt động khai thác thủy sản sẽ ngày càng khó khăn và đắt đỏ.

“Vẫn còn tới 10 – 20 năm cho dự báo này thành hiện thực nhưng hiện thực này sẽ đến và chúng ta nên chuẩn bị sớm”, ông Froese cho biết thêm các vùng nước nhiệt đới có lợi thế giúp nguồn lợi thủy sản tăng trưởng nhanh hơn. Do đó, sự khôi phục nguồn lợi thủy sản sẽ nhanh gấp đôi tại các vùng nước ấm. Giảm nguồn lợi thủy sản trong thời gian ngắn sẽ cho phép các luồng cá tăng gấp đôi quy mô và giúp tăng sản lượng khai thác về dài hạn. “Thực tế này kêu gọi sự quản lý mang tính linh động và thích ứng của các chính phủ”, ông Kraus nhấn mạnh thêm rằng nhu cầu đối với thủy sản ngày càng tăng có thể sẽ được đáp ứng phần nào bởi nguồn thủy sản nuôi trong tương lai, khi lượng thủy sản khai thác với tốc độ cao hơn khả năng tái sản xuất của các luồng cá. Ông cho biết nuôi trồng thủy sản là ngành sản xuất thực phẩm tăng trưởng nhanh nhất, với một nửa nguồn thủy sản tiêu dùng hiện nay đến từ nguồn nuôi.

Các nhà khoa học tại Liebniz Centre for Tropical Marine Research (ZMT), Đức đã tiến hành nghiên cứu về phương pháp phát triển nuôi nhiều loai thủy sản khác nhau cùng nhau, sử dụng chất thải của loài này làm thực phẩm hoặc phân bón cho loài kia.

Andreas Kunzmann, nghiên cứu gia trưởng về sinh lý môi trường tại ZMT, cho biết phương pháp này có tên gọi nuôi trồng thủy sản đa loài khép kín (Imta), đang được áp dụng tai Indonesia để nuôi hải sâm và rong biển cùng lúc. Hải sâm là loại thủy sản rất quý trong hệ sinh thái biển, có giá trị cao, giàu protein nhưng bị khai thác quá mức nghiêm trọng tại Indonesia.

Do nguồn cung đất và “nước ngầm ngày càng trở nên khan hiếm, nuôi trồng thủy sản tăng trưởng ở mức cao 7,5% so với mức tăng trưởng 2% của nông nghiệp nói chung và tăng trưởng đi ngang của ngành khai thác thủy sản. Như vậy, chỉ nuôi thủy sản biển mới có khả năng tăng trưởng độc lập với nguồn phân bón từ khoáng chất, đất và nước ngọt”, ông Kunzmann nhấn mạnh.

Theo Bangkok Post (gappingworld.com)

 



Báo cáo phân tích thị trường