Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Chính phủ Ấn Độ thông qua chính sách xuất khẩu nông sản mới
13 | 12 | 2018
Chính phủ Ấn Độ vào giữa tuần qua đã thông qua chính sách xuất khẩu nông sản mới, nhằm tăng gấp đôi xuất khẩu nông sản đến năm 2022 thông qua cải thiện cơ sở hạt ầng và dỡ bỏ các hạn chế xuất khẩu hiện tại với hàng loạt hàng hóa nông sản.

Thông báo về quyết định này, Bộ trưởng Thương mại Liên bang Suresh Prabhu cho biết chính phủ đã quyết định dỡ bỏ hạn chế xuất khẩu lên phần lớn các sản phẩm nông sản hữu cơ và chế biến, trừ csac hàng hóa được xác định là thiết yếu cho an ninh lương thực tại Ấn Độ như các loại hành. Quyết định này mang lại một đảm bảo rằng các nông sản hữu cơ hoặc nông sản chế biến sẽ không chịu bất cứ hạn chế xuất khẩu nào như thuế xuất khẩu, các lệnh cấm xuất khẩu và các hạn ngạch định lượng. Ông cho biết đây là lần đầu tiên Ấn Độ triển khai một chính sách như vậy và chính sách này đúng như lời hứa của chính phủ về việc tăng gấp đôi thu nhập của nông dân đến năm 2022. Xây dựng thương hiệu tốt hơn cũng sẽ nằm trong chính sách này nhằm thúc đẩy xuất khẩu.

Xuất khẩu nông sản từ Ấn Độ năm tài khóa hiện tại dự báo đạt khoảng 37 tỷ USD, tăng 7 tỷ USD so với năm tài khóa trước. “Tăng trưởng xuất khẩu nông sản đạt 20% tron năm nay thì việc đạt giá trị 60 tỷ USD đến năm 2022 là khả thi. Con số này có thể tăng lên 100 tỷ USD trong vài năm tiếp theo với một cơ chế chính sách thương mại ổn định”, ông Prabhu nhận định.

Khung giám sát

Chính phủ Ấn Độ cũng phê chuẩn đề xuất thiết lập khung giám sát với Bộ Thương mại là cơ quan chủ trì, cùng các đại diện của hàng loạt ban ngành và các cơ quan, đại diện của các chính quyền bang, để giám sát việc triển khai chính sách xuất khẩu nông sản này.

Theo Bộ Thương mại, khoản ngân sách phân bổ cho chính sách này đã được định đoạt. Bên cạnh đó, chính quyền liên bang sẽ hợp tác chặt chẽ với các chính quyền bang để triển khai tốt chính sách này.

Chính sách nhằm đa dạng hóa xuất khẩu nông sản lẫn thị trường của Ấn Độ, thông qua thúc đẩy xuất khẩu các nông sản giá trị và giá trị gia tăng cao, tập trung vào các loại nông sản nhanh hư thối. Hiện nay, các sản phẩm gạo, thịt và thủy sản chiếm hơn 50% tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản của Ấn Độ.

Cơ chế thể chế

Để đạt mục tiêu trên, chính phủ Ấn Độ có kế hoạch tạo ra cơ chế thể chế theo hướng tiếp cận thị trường, giải quyết các rào cản và các vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm liên tục. Trọng tâm của chính sách là thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm hữu cơ, bản địa, địa phương, truyền thống và phi truyền thống.

Bên cạnh đó, để hình thành môi trường cơ chế thuận lợi, chính sách này cũng sẽ cung cấp các hỗ trợ logistics và cơ sở hạ tầng cho các nhà xuất khẩu. Các chính quyền bang được kêu gọi Ủy ban Thị trường Nông sản của họ hành động và dỡ bỏ các chính sách thuế đối với các hàng hóa định hướng xuất khẩu. Về mặt cơ sở hạ tầng, chính phủ sẽ xác định các cảng xử lý hàng hóa nông sản xuất khẩu.

Chính sách này xây dựng dựa trên mô hình vùng và các nỗ lực nhằm thu hút đầu tư tư nhân và sản xuất và chế biến nông sản.

Theo The Hindu Business Line



Báo cáo phân tích thị trường