Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Mô hình làm nông nghiệp nổi tại Hà Lan đặt nền tảng cho nông nghiệp tự bền vững
22 | 12 | 2018
Bò nổi tiếng không ưa nước nhưng một kỹ sư Hà Lan đang thay đổi đặc tính này. Trong số rất nhiều thách thức mà Peter van Wingerden đối mặt trong kế hoạch xây dựng trang trại nuôi bò sữa nổi trên mặt nước, một trong số đó là đảm bảo lũ bò sữa không bị say sóng.

“Chúng tôi phát hiện ra là bò sữa dễ bị say sóng nhưng rủi ro này là thấp”, ông Peter van Wingerden cùng vợ từ năm 2012 đang phát triển trang trại chăn nuôi bò sữa trên biển với công ty Beladon. “Trang trại chăn nuôi trên nước này hoàn toàn ổn định và không bị đung đưa nên lũ bò sữa không bị say sóng”, ông cho biết. “Chúng tôi phải chứng minh rằng sẽ không có quá nhiều mùi, tiếng ồn và đặc biệt là không làm ô nhiễm nguồn nước”, bà Minke Van Wingerden cho biết thêm.

Phúc lợi động vật, quản lý chất thải và các biện pháp chống lật trong bão phải được xem xét khi xây dựng trang trại nổi này – hoàn toàn từ cỏ khô và giạ khô – có thể nổi trên cảng phía tây Merwehaven của Rotterdam. Có chi phí 3 triệu USD, trang trại nổi này neo trên mặt biển và dự kiến sẽ đi vào hoạt động từ cuối năm 2018. 40 con bò sữa French Montbeliarde sẽ sống trong trại nuôi rộng gần 1.000m2 và được kỳ vọng sẽ sản xuất ra loại sữa chua và phô mai chất lượng cao cho thị trường địa phương.

Người Hà Lan không lạ lẫm gì với làm nông ở thành thị nhưng các tiếp cận đầy sáng tạo này với nông nghiệp truyền thống nhằm bảo vệ môi trường thông qua giảm quãng đường vận chuyển thực phẩm – quãng đường thực phẩm vận chuyển từ nơi sản xuất tới người tiêu dùng cuối cung – và tăng hiệu quả khép kín. Trang trại nổi ba tầng này có thể đáp ứng các nhu cầu khẩn cấp về sáng tạo các phương pháp làm nông để sản xuất thực phẩm tươi ngay trong thành phố, ông Van Wingerden cho biết, “Với dân số thế giới tiếp tục tăng, mang nguồn cung thực phẩm tới gần hơn với người tiêu dùng và giảm áp lực lên nguồn tài nguyên đất. Chúng ta cần đa dạng sinh học trên đất nhưng cũng cần đến gần hơn với người tiêu dùng để đóng vai trò giáo dục”.

Vì lý do này, khái niệm làm nông mới này đang thu hút chú ý tại Trung Quốc và Hong Kong. Van Wingerden cho biết Beladon đang thảo luận với một số công ty và chính quyền các thành phố tại Hong Kong và Thành Đô về xuất khẩu mô hình làm nông trên mặt nước này. Hiện vẫn còn quá sớm để công bố các chi tiết, ông cho biết, “bởi chúng tôi vẫn chưa chốt các thỏa thuận”.

Doanh nhân công nghệ Cyrus Hui có các văn phòng tại Hong Kong và Trung Sơn là một trong những trung gian kết nối của ông Van Wingerdens. “Chúng tôi đã tiến hành các hội thảo và trình bày dự án cho rất nhiều bên để giới thiệu khái niệm làm nông nghiệp này, bao gồm một sự kiện tại Châu Hải ở tỉnh miền nam Quảng Đông của Trung Quốc như một phần kế hoạch thu hút du lịch cho phát triển Greater Bay Area”, ông Hui cho biết, hiện đang tư vấn cho chính phủ và doanh nghiệp tại Trung Quốc về phát triển các công nghệ nông nghiệp thân thiện môi trường. “Hong Kong đang rất quan tâm tới làm nông thủy canh trong thành phố nhưng hiện vẫn đang trong giai đoạn bắt đầu”, ông cho biết. Canh tác nông nghiệp thủy canh sử dụng các giải pháp cung cấp khoáng chất dinh dưỡng trong nước thay vì đất.

Các dự án như vậy sẽ không mang lại trái ngọt nhanh chóng. Trong xã hội Hà Lan vốn thân thiện với môi trường, Beladon phải chật vật để có được phê chuẩn từ chính quyền trung ương và địa phương cho mô hình này. Các ý kiến phản đối mà họ đối mặt phần lớn không liên quan đến môi trường. “Chúng tôi đối mặt với nhiều chỉ trích mặc dù rất ít trong số này liên quan đến vấn đề môi trường”, theo ông Van Wingerden cho hay. “Các giấy phép hiện tại đều rất nặng về các quy định môi trường khắt khe và chúng tôi đáp ứng tất cả các điều kiện này”. Phần lớn ý kiến phản đối đến từ lo ngại rằng đây là một mô hình quá mới, chưa được hiểu cặn kẽ và lo ngại về thiếu khung pháp lý.

Hoạt động sản xuất nông nghiệp này là một lựa chọn thay thế hiệu quả hơn so với các phương pháp canh tác trên đất truyền thống tại Hà Lan, theo nhận định của ông Bart Roeffen, một nhà tiên phong về nước và kiến trúc sư tại Blue21 có trụ sở ở Rotterdam. “Với các cấu trúc nổi, các sinh vật sống sẽ không bị mất đi môi trường sống”, ông Roeffen nhận định. “Nếu được thiết kế hợp lý, các cấu trúc này có thể cung cấp nơi ở mới cho con người trong khi cải thiện hệ sinh thái biển hiện nay”.

Ông Roeffen cho rằng các môi trường biển phải được xem xét nếu tính bền vững là mục tiêu. Hệ thống của Beladon có vẻ giải quyết được điều này. Được mô tả như “một phòng thí nghiệm sống cho các phương pháp làm nông khác tại cảng Rotterdam”, hệ thống này tuân thủ quy tắc “kinh tế khép kín” đặt trọng tâm vào thiết kế sinh thái, ngăn ngừa và tái sử dụng chất thải.

Mỗi con bò sẽ có không gian 14,86m2 không gian chăn thả – với lớp cỏ được trồng dưới hệ thống đèn LED – để sản xuất 350l sữa mỗi năm. Chất thải của bò sẽ được sử dụng làm phân bón cho các hoạt động nông nghiệp đô thị khác, với lượng phân chuồng lớn được thu gòm bằng robot và nước tiểu sẽ được thu thông qua hệ thống sàn thiết kế đặc biệt.  Robot cũng sẽ tham gia vào bước vắt sữa. Hệ thống làm nông nổi trên mặt nước nếu được thiết kế tốt sẽ là một cách để bảo vệ sản xuất nông nghiệp khỏi lũ lụt và đối phó với biến đổi khí hậu.

Beladon đang có kế hoạch nhân rộng mô hình ra quốc tế, mục tiêu là Singapore. Nguyên nhân khiến hệ thống này nhận được sự chú ý lớn của Trung Quốc một phần là do các vùng đồng bằng sông trũng tại Trung Quốc có rủi ro lũ lụt cao và chịu ảnh hưởng mạnh của các diễn biến thời tiết cực đoan, và biến đổi khí hậu càng khiến tình hình thêm nghiêm trọng.

Một nguyên nhân khác là “các thành phố đang ngày càng phình to”, ông Van Wingerden nói. “Mối quan hệ với thực phẩm tốt đang ngày càng xa rời khỏi tầm tay cư dân đô thị và chúng ta phải kết nối trở lại”.  Thử nghiệm quốc tế quy mô nhỏ, chống lại bão lớn có tính nhân rộng và mô phỏng lại, ông cho biết thêm. Và đây có thể là một câu trả lời đầy tiềm năng cho các vấn đề dân số và môi trường thế giới. Dân số thế giới dự báo sẽ tăng từ 7,6 tỷ người hiện nay lên 8,5 tỷ đến năm 2030, theo UN và nhu cầu thực phẩm theo đó sẽ tăng lên theo. “Rất nhiều nước muốn tự cung tự cấp thực phẩm và cũng cần giáo dục thực phẩm lẫn nhu cầu thực phẩm chất lượng cao tăng. Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lên rất nhiều thành phố”, ông Van Wingerden nói.

Công ty cũng đang nghiên cứu các thiết kế nổi trên mặt nước cho chăn nuôi gia cầm và các nhà kính theo chiều dọc, tưng tự như công nghệ sản xuất nông nghiệp thân thiện môi trường sử dụng công nghệ hiện đại hiện nay mà công ty hy vọng sẽ tìm thấy thị trường tại Trung Quốc.

Trang trại chăn nuôi bò sữa nổi trên mặt nước là một trong những kỳ quan nổi bền vững tại Rotterdam. Một quả bóng mới, đầy tính nghệ thuật vị lai được thiết kế làm triển lãm tại trung tâm sự kiện bởi DeltaSync và Public Domain Architects – 2 doanh nghiệp nổi bật trong lĩnh vực đô thị hóa nổi. Quả bóng này hoàn toàn di động và sau 5 năm, nó sẽ trôi nổi từ vị trí hiện tại, ở bờ nam của sông Nieuwe Maas tới một vị trí mới.

Roeffen, hiện đang tham gia vào nghiên cứu và phát triển, cho biết đây là một “thử nghiệm và chất xúc tác cho phát triển các hệ thống nổi trên mặt nước”, đại diện cho cuộc hôn phối giữa các các hệ thống thử nghiệm và bền vững với tính thẩm mỹ cao. “Thử nghiệm này mang đến cơ hội cho Rotterdam trở thành cầu nối giữa cảng và thành phố – đất và nước – tạo ra một công trình thu hút và một môi trường sống trong khu vực cảng lâu đời này”, ông nói. “Đối với các khu vực không được bảo vệ như thế này, ngoài các con đập, các cấu trúc nổi mang lại một giải pháp an toàn và thích ứng với môi trường”.

Các giải pháp này thực sự thu hút Trung Quốc. Từ tháng 7, hàng loạt chất thải nhựa được tái chế, vớtt lên từ sông Nieuwe Maas, đã được sử dụng để tạo nên Công viên Tái chế rất thu hút tại cảng Rotterdam.

Nhà phát minh của dự án này, Ramon Knoester, muốn biến các chất thải nhựa này một thứ gì đó sống động và đẹp đẽ. “Cho đến nay, các rác thải nhựa này đã được tái chế thành một hệ thống nổi rộng hơn 139,3m2 để hình thành một môi trường xanh mới, thay vì trôi ra biển Bắc và trở thành một thảm họa môi trường”, ông nói. “Lượng rác nhựa này được thu bằng một loạt lưới đặt ở những điểm trọng yếu dọc bờ sông và do các tình nguyện viên thu gom. Các công viên nổi này là điểm cộng cho thành phố Rotterdam. Các khối vật liệu nổi này được thiết kế theo cách không chỉ cho phép các cây cối sinh trưởng mà còn cung cấp một hệ sinh thái mới để tái sinh sinh học của dòng sông bởi nền của các cấu trúc này được thiết kế để cung cấp bề mặt cho cây cối sinh trường và cũng là nơi để cá đẻ trứng”.

Rotterdam không phải là thành phố duy nhất đang phát triển các hệ thống nổi này. Các trang trại nổi thông minh của Barcelona cũng đang thử nghiệm các nhà máy năng lượng mặt trừoi, thủy canh và nuôi trồng thủy sản trên biển – một điều mà Hong Kong không lạ lẫm với các trang trại nuôi cá nổi nơi đây. Năm 2018, tỉnh An Huy của Trung Quốc cũng đã đưa vào hoạt động một nhà máy năng lượng mặt trời nổi lớn trên một hồ từng là hầm than.

Quyết tâm của Hà Lan đang làm mờ đi ranh giới giữa không gian đô thị trong và ngoài khơi bởi Hà Lan đang hướng đến tương lai với các môi trường sống trên nước. Tháng 9 vừa qua, một ủy ban quốc tế mới đã được thành lập để giải quyết các vấn đề khí hậu của Liên Hợp Quốc. Ủy ban Thế giới về Thích ứng sẽ được dẫn dắt bởi nhà sáng lập Microsoft Bill Gates, giám đốc WB Kristalina Georgieva và nguyên tổng thư ký UN.

Trụ sở của Ủy ban này ở đâu? Môt tòa nhà nổi cân bằng năng lượng tại Rijnhaven của Rotterdam, mà một cuộc thi thiết kế sẽ được tổ chức vào đầu năm 2019.

Theo South China Morning Post



Báo cáo phân tích thị trường