Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Giá lúa gạo dự kiến phục hồi trong thời gian tới nhờ nhu cầu cải thiện
13 | 08 | 2019
Giá lúa, gạo tại khu vực ĐBSCL có xu hướng tăng nhẹ về cuối tháng, đặc biệt tại An Giang tăng khá mạnh

Báo cáo từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) cho biết khối lượng xuất khẩu gạo tháng 7 dự báo ở mức 651.000 tấn, với giá trị ước đạt 285 triệu USD.

Theo đó, khối lượng xuất khẩu gạo 7 tháng đầu năm 2019 ước tăng 2,1% so với cùng kì năm ngoái lên 4,01 triệu tấn, nhưng giá trị xuất khẩu giảm 14,3% còn 1,73 tỉ USD. 

Tính trong 6 tháng đầu năm, Philippines đứng vị trí thứ nhất về thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam với 33,7% thị phần và các thị trường có giá trị xuất khẩu gạo tăng mạnh là Bờ Biển Ngà (tăng 67,4%), Hong Kong (tăng 55,9%) và Arab Saudi (tăng 38,1). 

Giá gạo xuất khẩu bình quân 6 tháng đầu năm 2019 đạt 431 USD/tấn, giảm 15% so với cùng  năm 2018. 

Về chủng loại xuất khẩu, trong 6 tháng đầu năm 2019, giá trị xuất khẩu gạo trắng chiếm 46,8% tổng kim ngạch; gạo Jasmine và gạo thơm chiếm 38,3%; gạo nếp chiếm 8,4% và gạo Japonica, gạo giống Nhật chiếm 5,9%. 

Về gạo nếp, thị trường xuất khẩu lớn là Trung Quốc (52,9%); Phillipines (19,6%).

Trên thị trường thế giới, giá gạo xuất khẩu tại châu Á biến động trái chiều trong tháng qua. Dự báo thời tiết đang chuyển hướng tích cực hơn dù thu hoạch sẽ muộn hơn. 

Gạo tiêu chuẩn 5% tấm Thái Lan giảm từ 413 USD/tấn xuống còn 402 USD/tấn, gạo đồ 5% tấm Ấn Độ tăng từ 374 USD/tấn lên 377 USD/tấn, gạo 5% tấm Việt Nam tăng từ 335 USD/tấn lên 350 USD/tấn. 

Trong khi đó, giá lúa, gạo tại khu vực ĐBSCL có xu hướng tăng nhẹ về cuối tháng, đặc biệt tại An Giang tăng khá mạnh.

Nhu cầu trên thế giới vẫn trầm lắng, đặc biệt là khu vực châu Á (Trung Quốc và Indonesia chưa có nhiều tín hiệu) làm thị thường trở nên ảm đạm hơn. 

Dự báo giá lúa, gạo trong nước có thể tăng trong thời gian tới do nhu cầu cải thiện.

Theo Vietnambiz

 



Báo cáo phân tích thị trường