Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Cuối niên vụ cà phê 2018 - 2020, doanh nghiệp 'vật lộn' vì nông dân găm hàng không muốn bán
12 | 09 | 2019
Một số doanh nghiệp gặp khó khăn thu mua cà phê để xuất khẩu do người dân không muốn bán trong bối cảnh giá vẫn ở thấp.

Giá cà phê thấp, người dân không muốn bán

 

Lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam đang có xu hướng đi xuống do tồn kho giảm kèm theo giá thấp khiến nông dân không muốn bán.

Người dân trồng cà phê và thương lái có thể đang nắm giữ khoảng 5% lượng cà phê trong niên vụ, tương đương 85.000 tấn tính đến giữa tháng 9, theo khảo sát được thực hiện bởi Bloomberg.

Du-bao-gia-tieu-ca-phe-dau-nam-moi-Tieu-se-con-giam-gia-suot-nam-2018-ca-phe-tiep-tuc-am-dam-ca-phe-1514738337-width660height371

Ảnh minh họa (Nguồn: thuongtruong.vn)

Trả lời phỏng vấn tờ Bloomberg, ông Lê Tiến Hùng, Giám đốc điều hành của công ty Simexco Đắk Lắk cho biết xuất khẩu cà phê có khả năng giảm trong tháng tới. 

Nông dân găm hàng kể từ khi giá cà phê gần chạm đáy 9 năm. Tính trong năm nay, giá cà phê robusta giảm khoảng 14% do dư cung.

Giới đầu tư dự báo giá cà phê thậm chí tiếp tục giảm hơn nữa. "Chúng tôi không dám bán ra quá nhiều tại thời điểm này do chưa thu gom đủ hàng. Một số thương nhân vẫn đang vật lộn để giao đủ cà phê cho hợp đồng tháng 10", ông Hùng cho biết.

Theo Reuters, hoạt động giao dịch cà phê vẫn khả trầm lắng trong tuần này do các thương nhân chờ đợi tín hiệu mới khi niên vụ 2019 - 2020 sẽ bắt đầu vào tuần sau.

Một thương nhân cà phê khu vực Tây Nguyên cho biết: "Vẫn chưa có hợp đồng nào được kí kết trong nhiều tuần qua".

Niên vụ mới được bắt đầu vào tuần tới nhưng nhiều thương gia cho rằng sản lượng vẫn chưa thể đạt đỉnh cho đến giữa tháng 11.

Một chuyên gia phân tích thị trường tại Tây Nguyên cho rằng vẫn còn quá sớm để đưa ra dự báo về sản lượng của niên vụ 2019 - 2020. Tuy nhiên, có thể sản lượng niên vụ tới sẽ cao hơn so với năm nay.

Sản lượng cà phê niên vụ 2018 - 2019 có thể giảm

 

Ông Hùng dự đoán Việt Nam sẽ xuất khẩu dưới 120.000 tấn cà phê trong tháng 9 và tháng 10. Đây là ngưỡng thấp nhất của cả hai tháng kể từ năm 2011, thời điểm tổng xuất khẩu cà phê của tháng 9 và 10 chỉ đạt khoảng 60.000 tấn, theo số liệu của Tổng Cục Hải quan.

Trong khi đó, đối với Simexco, ông Hùng cho biết công ty cũng dự báo lượng xuất khẩu chỉ đạt 85.000 tấn trong niên vụ 2019 - 2020 dự kiến kết thúc vào tháng này, giảm 15.000 tấn so với ngưỡng trung bình qua từng niên vụ.

Dữ liệu hải quan cho thấy, các nhà xuất khẩu đã chứng kiến các lô hàng giảm trong năm nay, với lượng bán hàng tháng trước giảm xuống còn khoảng 114.000 tấn, mức thấp nhất trong tháng 8 kể từ năm 2017.

Xuất khẩu cà phê lũy kế 8 tháng đầu năm nay đã giảm 12% so với một năm trước đó. Sản lượng cà phê của Việt Nam cũng giảm do giá thấp, nông dân chuyển đổi sang các cây trồng khác có hiệu quả kinh tế hơn.

Theo số liệu của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), giá cà phê xuất khẩu bình quân trong tháng 8 đạt mức 1.727 USD/tấn, giảm 6,2% so với tháng 8. 

Lũy kế 8 tháng đầu năm 2019, giá xuất khẩu bình quân cà phê đạt mức 1.709 USD/tấn, giảm 10,7% so với cùng kì năm ngoái.

Theo khảo sát của Bloomberg, sản lượng cà phê Việt Nam trong niên vụ 2018 - 2019 dự kiến giảm 90.000 tấn so với niên vụ trước xuống còn hơn 1,7 triệu tấn.

Giá cà phê robusta tại Đắk Lắk hôm 27/9 chỉ còn ở mức 33.100 đồng/kg, giảm 13% so với cùng kì năm ngoái.

Ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Xuất nhập khẩu Cà phê Intimex Nha Trang cho rằng nông dân sẽ tiếp tục găm hàng nếu giá vẫn giữ ở mức thấp và họ không có lợi nhuận.

Cục Chế biến và Phát triển Thị trường Nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) nhận định về góc độ thương mại, cà phê giảm là một yếu tố thuận lợi kích thích các nước nhập khẩu tiêu dùng và dự trữ cà phê nhiều hơn, đặc biệt là khối EU với cà phê là một trong những đồ uống được ưa chuộng.

Cơ quan này dự báo giá cà phê trong ngắn hạn sẽ tăng do nguồn cung có phần sụt giảm từ các nước sản xuất chính, tuy nhiên giá sẽ vẫn ở mức thấp trong nhiều năm.

Ngoài ra, nhu cầu tiêu dùng cà phê tăng nhanh hơn so với sản xuất sẽ thúc đẩy nhu cầu nhập khẩu cà phê trong trung và dài hạn. Tăng trưởng sản lượng cà phê trong 9 tháng đầu niên vụ 2018 - 2019 chỉ đạt 1,9% trong khi tăng trưởng tiêu dùng đạt mức 2,1%.

 
 
 
 


heo Kinh tế & Tiêu dùng
Báo cáo phân tích thị trường