Theo laodong.vn
Vậy đâu mới là nguyên nhân cốt lõi khi giá đầu vào sản xuất nông sản tăng không tương ứng với đầu ra và là câu chuyện mới của quy luật thị trường?
Từ đầu năm 2021, giá phân bón thế giới tăng kéo giá trong nước tăng theo. Trung tuần tháng 6, xu hướng này tiếp tục với hầu hết các dòng phân bón phục vụ vụ hè thu. Thị trường phân bón trong nước cũng liên thông giao thương 2 chiều với thị trường lân cận như: Lào, Campuchia, Thái Lan, Trung Quốc…nên xu hướng tăng giá chung của thế giới thẩm thấu vào thị trường nội địa rất nhanh.
Nhu cầu chăm bón tăng mạnh do đầu vụ giá lúa tăng cao thức đẩy nông dân xuống giống nhiều hơn, nguồn cung phân bón từ các thị trường nhập khẩu truyền thống lại giảm.
Tuy nhiên gần đây, giá nông sản lại đổi chiều, nhưng giá phân bón lại không diễn biến cùng nông sản, và nhất là trên một số chủng loại nông sản như khoai lang, bơ, hành tím…. giá lại lao dốc cần được giải cứu gấp rút khi đến vụ thu hoạch trong khi trong nước đang vào đợt bùng phát đợt dich thứ 4, phải hạn chế, giãn cách khiến các hoạt động dịch vụ thu mua, thương lái thu mua nông sản vắng bóng, tiêu thụ nông sản cực kỳ khó khăn.
Tình trạng trên cho thấy: Thị trường phân bón trong và ngoài nước đang phải đối diện với thách thức toàn cầu. Đại dịch kéo dài và diễn biến phức tạp, sức ép đảm bảo an ninh lương thực, thiên tai hạn hán khiến nguồn cung phân bón bất ổn, giá nông sản cũng tương tự.
Xét về tổng thể liên quan đến nguồn cung trong nước: Việt Nam hầu như chỉ chủ động được số ít mặt hàng như ure. Sản xuất lại phụ thuộc nguyên liệu nhập khẩu, các chi phí đầu vào khác cũng đang tăng theo diễn biến chung. Mức tăng được ghi nhận ở các thương hiệu lớn, chạm mức 495.000đ/bao.
Các dòng sản phẩm khác như DAP, NPK, Kali… sản xuất trong nước không đáp ứng đủ buộc phải nhập khẩu. Cầu nhiều – cung hiếm càng đẩy giá bán. Dòng DAP được một số doanh nghiệp bán với giá 790.000đ - 800.000đ/bao, có nơi cũng bán với giá 560.000đ - 590.000đ/bao. Kali miểng, mặt hàng nóng trong vụ hè thu đang được cung ứng tại thị trường Tây Nam Bộ có giá mỗi bao từ 420.000đ - 450.000đ và 430.000đ - 440.000đ ở Đông Nam Bộ - Tây Nguyên. Một số mặt hàng khác như NPK 16-16-8, NPK 20-20-15 và NPK 20-20-15+TE giá cao hơn so cuối năm 2020.
Là một trong những doanh nghiệp đầu ngành phân bón, Phân bón Cà Mau (PVCFC, thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam) không thể nằm ngoài quy luật giá thị trường. Bởi trong cuộc chơi chung, trong khi doanh nghiệp cùng ngành tăng giá theo giá phân bón thế giới, Phân bón Cà Mau cũng phải điều chỉnh giá bán phù hợp giá thị trường chung nhưng luôn bám mực tiêu kiểm soát hài hòa lợi ích cho người tiêu dùng. Song song với đó là đảm bảo hiệu quả kinh doanh của các đại lý phân phối, yêu cầu nhà phân phối cấp hàng kịp thời khi nhận hàng từ nhà sản xuất, tránh tình trạng găm hàng kiếm lời cho khâu trung gian mà nông dân không được hưởng lợi.
Giá mỗi kỳ ra hàng luôn được định giá sát với giá FOB của thị trường khu vực và thế giới trong điều kiện chi phí làm hàng nhập khẩu tăng cao thì người tiêu dùng trong nước rất có lợi với mặt băng giá này. Trước là đáp ứng phần nào giá thị trường trong bối cảnh giá thế giới đã vững tăng vượt mốc 430$/tấn (giao hàng trong tháng 7), tồn kho và lượng xuất khẩu của các nước đều rất hạn chế.
Để có đủ nguồn cung phục vụ bà con trong tình hình này, nhà máy Đạm Cà Mau quyết tâm vận hành 105% công suất sản xuất Ure cũng như cung ứng ra thị trường 25.000 tấn NPK các loại cho vụ Hè Thu.
Nhìn chung, đã là doanh nghiệp thì hiệu quả kinh doanh cần phải đảm bảo. Tuy nhiên, Phân bón Cà Mau với vị thế hiện nay, đang nỗ lực tối đa để có thể cân bằng và đồng hành với lợi ích nông dân, không chỉ dừng lại ở giá bán phân bón, mà còn là câu chuyện sẻ chia qua các chương trình đồng hành liên tiếp, chương trỉnh khuyến mãi thường xuyên, giải thưởng giá trị và chính sách thu mua nông sản với giá hợp lý nhất…
Tâm huyết đồng hành và gắn bó dài lâu vẫn đang được Ban lãnh đạo, đội ngũ Công ty triển khai bền bỉ, một mực hướng đến nông dân, giữ được quyền lợi của bà con giữa thực trạng tương quan chưa tương xứng của giá Phân bón và Nông sản hiện nay.
Chủ trương được cụ thể hóa bằng chiến lược Thương hiệu đồng hành đang gấp rút triển khai. Hệ thống đại lý phân phối rộng khắp của Phân bón Cà Mau tận các vùng miền khẩn trương bám sát và cập nhật tình hình canh tác địa phương, kịp thời phản ánh và đề xuất phương án hỗ trợ phù hợp, hữu ích cho bà con.
Như vậy, PVCFC đang tổng hợp mọi nguồn lực để hỗ trợ nhà nông một cách nhanh chóng và đồng bộ. Phương án đồng hành với hệ thống phân phối thu mua nông sản cũng sẽ được nghiên cứu để triển khai trong thời gian sớm nhất.