Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Chàng thanh niên Ê Đê khởi nghiệp với cà phê
12 | 08 | 2021

( nongnghiep.vn)_ Thanh niên 33 tuổi tại Đăk Lăk, bỏ việc bác sĩ về khởi nghiệp cà phê từ đó giúp người dân tại địa phương thoát nghèo.

Những người đồng bào dân tộc thiểu số làm việc tại công ty của Y Pốt có thu nhập ổn định. M.P.

Năm 2013, anh Y Pốt Niê (33 tuổi, ngụ xã Dray Sáp, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk), tốt nghiệp Trường Cao đẳng Y dược Đà Nẵng. Sau đó, thanh niên này học thêm 2 năm chuyên tu rồi vào TP.HCM làm việc tại Bệnh viện 175. Hai năm sau, Y Pốt về Đăk Lăk tiếp tục theo nghề y.

Ngoài thời gian làm việc, Y Pốt đều tranh thủ tìm hiểu và thực hành cách rang, xay cà phê truyền thống từ chính những người trồng cà phê theo cách dân dã mà xưa nay đồng bào Ê Đê vẫn làm. 

Theo Y Pốt, công đoạn rang quyết định hương vị của cà phê, suốt quá trình rang phải đều tay, lửa liu riu để giữ được mùi vị tự nhiên mà trái cà phê đã tiếp nhận tinh hoa của đất trời. Tùy khẩu vị, từng độ tuổi mà cho ra sản phẩm với cà phê nâu sậm và nâu đen ở nhiệt độ khác nhau.

Đầu năm 2019, Y Pốt tự lựa chọn quả cà phê từ rẫy của gia đình làm cà phê bột bán trên mạng xã hội. Nam thanh niên này nhận được nhiều sự quan tâm, động viên và khích lệ của mọi người. Từ đó, Y Pốt quyết định khởi nghiệp với cà phê bột rang xay theo phong cách đồng bào Ê Đê.

Để bảo đảm nguồn nguyên liệu, Y Pốt vận động bà con trong buôn chuyển đổi hình thức canh tác sản xuất cà phê sạch. Nhiều người dân trong buôn đã đồng ý liên kết với Y Pốt để chuyển sang canh tác cà phê theo hướng hữu cơ. Từ đó, giữa năm 2019, Y Pốt quyết định thành lập Công ty TNHH Ê Đê Café.

Từ 2 ha cà phê của gia đình, nay Y Pốt đã liên kết với bà con mở rộng vùng nguyên liệu với diện tích hơn 40 ha cà phê robusta của người dân trong buôn. Để giúp người dân, công ty thu mua cao hơn thị trường 4.000 đồng/kg.

 Vị giám đốc trẻ bên thương hiệu cà phê của riêng mình. Ảnh: L.K.

 

 Vị giám đốc trẻ bên thương hiệu cà phê của riêng mình. Ảnh: L.K.

“Ngoài liên kết với người dân, công ty của Y Pốt cũng nhận 30 người dân tại địa phương vào làm việc tại cơ sở của mình. Trung bình mỗi lao động làm việc tại công ty có thu nhập từ 5-6 triệu đồng/tháng. Việc này giúp cho người dân có thu nhập ổn định”, Y Pốt nói.

Để tìm đầu ra, Y Pốt đã tham gia các triển lãm, hội chợ và sự kiện về nông sản hữu cơ, giới thiệu sản phẩm trên các kênh trực tuyến, phân phối qua các đại lý, công ty rang xay cà phê...

Do có sẵn vốn tiếng Anh, Y Pốt lên các diễn đàn kinh tế của người nước ngoài tìm đối tác. Qua làm việc, một số công ty ở Nhật Bản, các nước Trung Đông đã cử đại diện đến tận nơi tìm hiểu, khảo sát và đặt vấn đề thu mua, hợp tác phát triển cà phê hữu cơ để xuất khẩu.

Công ty của Y Pốt vừa đóng thùng hơn 10 tấn cà phê để giao cho đối tác tại Singapore, ngoài ra đơn vị đang đợi bao bì của một đối tác khác để đóng gói sản phẩm.

Ngoài diện tích cà phê của gia đình, Y Pốt liên kết với hàng chục hộ dân để sản xuất cà phê. Ảnh: M.P.

 

Ngoài diện tích cà phê của gia đình, Y Pốt liên kết với hàng chục hộ dân để sản xuất cà phê. Ảnh: M.P.

“Hiện nay nhiều doanh nghiệp nước ngoài đến hợp đồng hợp tác, đưa thương hiệu Ê Đê cà phê ra thị trường quốc tế. Rất nhiều khách hàng đến từ các nước Hà Lan, Singapore, Malaysia, Mông Cổ thích thú hương vị cà phê Ê Đê và đến tận nơi mua về nước”, Y Pốt chia sẻ.

Vị giám đốc cho biết thêm bắt đầu từ đợt dịch Covid-19 đầu tiên thì số lượng cà phê xuất đi các nước tăng cao. Hiện nay, trung bình mỗi tháng công ty của Y Pốt xuất khẩu cà phê sang các nước như Đài Loan, Hồng Công, Singapore với số lượng hơn 20 tấn.

Theo tính toán của vị giám đốc trẻ, trung bình mỗi năm doanh thu công ty đạt khoảng 500 triệu đồng. Ngoài tạo công việc ổn định cho người dân, Công ty Ê ĐÊ Café cũng thường xuyên giúp đỡ người dân trong việc hướng quy trình chăm sóc, thu hoạch cà phê. Cụ thể, công ty đã tư vấn 56 hộ, hướng dẫn kinh nghiệm, kỹ thuật sản xuất, kinh doanh, bản thân đã giúp đỡ được 15 hộ nghèo, khó khăn về vốn, vật tư, cây con giống giá trị hàng chục triệu đồng.

Mỗi năm, công ty đã trích hơn 50 triệu đồng lợi nhuận để làm phúc lợi, giúp đỡ những người đồng bào Ê Đê có hoàn cảnh khó khăn.

MAI PHƯƠNG-LÊ KHÁNH

Những người đồng bào dân tộc thiểu số làm việc tại công ty của Y Pốt có thu nhập ổn định. M.P.

Năm 2013, anh Y Pốt Niê (33 tuổi, ngụ xã Dray Sáp, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk), tốt nghiệp Trường Cao đẳng Y dược Đà Nẵng. Sau đó, thanh niên này học thêm 2 năm chuyên tu rồi vào TP.HCM làm việc tại Bệnh viện 175. Hai năm sau, Y Pốt về Đăk Lăk tiếp tục theo nghề y.

Ngoài thời gian làm việc, Y Pốt đều tranh thủ tìm hiểu và thực hành cách rang, xay cà phê truyền thống từ chính những người trồng cà phê theo cách dân dã mà xưa nay đồng bào Ê Đê vẫn làm. 

Theo Y Pốt, công đoạn rang quyết định hương vị của cà phê, suốt quá trình rang phải đều tay, lửa liu riu để giữ được mùi vị tự nhiên mà trái cà phê đã tiếp nhận tinh hoa của đất trời. Tùy khẩu vị, từng độ tuổi mà cho ra sản phẩm với cà phê nâu sậm và nâu đen ở nhiệt độ khác nhau.

Đầu năm 2019, Y Pốt tự lựa chọn quả cà phê từ rẫy của gia đình làm cà phê bột bán trên mạng xã hội. Nam thanh niên này nhận được nhiều sự quan tâm, động viên và khích lệ của mọi người. Từ đó, Y Pốt quyết định khởi nghiệp với cà phê bột rang xay theo phong cách đồng bào Ê Đê.

Để bảo đảm nguồn nguyên liệu, Y Pốt vận động bà con trong buôn chuyển đổi hình thức canh tác sản xuất cà phê sạch. Nhiều người dân trong buôn đã đồng ý liên kết với Y Pốt để chuyển sang canh tác cà phê theo hướng hữu cơ. Từ đó, giữa năm 2019, Y Pốt quyết định thành lập Công ty TNHH Ê Đê Café.

Từ 2 ha cà phê của gia đình, nay Y Pốt đã liên kết với bà con mở rộng vùng nguyên liệu với diện tích hơn 40 ha cà phê robusta của người dân trong buôn. Để giúp người dân, công ty thu mua cao hơn thị trường 4.000 đồng/kg.

 Vị giám đốc trẻ bên thương hiệu cà phê của riêng mình. Ảnh: L.K.

 

 Vị giám đốc trẻ bên thương hiệu cà phê của riêng mình. Ảnh: L.K.

“Ngoài liên kết với người dân, công ty của Y Pốt cũng nhận 30 người dân tại địa phương vào làm việc tại cơ sở của mình. Trung bình mỗi lao động làm việc tại công ty có thu nhập từ 5-6 triệu đồng/tháng. Việc này giúp cho người dân có thu nhập ổn định”, Y Pốt nói.

Để tìm đầu ra, Y Pốt đã tham gia các triển lãm, hội chợ và sự kiện về nông sản hữu cơ, giới thiệu sản phẩm trên các kênh trực tuyến, phân phối qua các đại lý, công ty rang xay cà phê...

Do có sẵn vốn tiếng Anh, Y Pốt lên các diễn đàn kinh tế của người nước ngoài tìm đối tác. Qua làm việc, một số công ty ở Nhật Bản, các nước Trung Đông đã cử đại diện đến tận nơi tìm hiểu, khảo sát và đặt vấn đề thu mua, hợp tác phát triển cà phê hữu cơ để xuất khẩu.

Công ty của Y Pốt vừa đóng thùng hơn 10 tấn cà phê để giao cho đối tác tại Singapore, ngoài ra đơn vị đang đợi bao bì của một đối tác khác để đóng gói sản phẩm.

Ngoài diện tích cà phê của gia đình, Y Pốt liên kết với hàng chục hộ dân để sản xuất cà phê. Ảnh: M.P.

 

Ngoài diện tích cà phê của gia đình, Y Pốt liên kết với hàng chục hộ dân để sản xuất cà phê. Ảnh: M.P.

“Hiện nay nhiều doanh nghiệp nước ngoài đến hợp đồng hợp tác, đưa thương hiệu Ê Đê cà phê ra thị trường quốc tế. Rất nhiều khách hàng đến từ các nước Hà Lan, Singapore, Malaysia, Mông Cổ thích thú hương vị cà phê Ê Đê và đến tận nơi mua về nước”, Y Pốt chia sẻ.

Vị giám đốc cho biết thêm bắt đầu từ đợt dịch Covid-19 đầu tiên thì số lượng cà phê xuất đi các nước tăng cao. Hiện nay, trung bình mỗi tháng công ty của Y Pốt xuất khẩu cà phê sang các nước như Đài Loan, Hồng Công, Singapore với số lượng hơn 20 tấn.

Theo tính toán của vị giám đốc trẻ, trung bình mỗi năm doanh thu công ty đạt khoảng 500 triệu đồng. Ngoài tạo công việc ổn định cho người dân, Công ty Ê ĐÊ Café cũng thường xuyên giúp đỡ người dân trong việc hướng quy trình chăm sóc, thu hoạch cà phê. Cụ thể, công ty đã tư vấn 56 hộ, hướng dẫn kinh nghiệm, kỹ thuật sản xuất, kinh doanh, bản thân đã giúp đỡ được 15 hộ nghèo, khó khăn về vốn, vật tư, cây con giống giá trị hàng chục triệu đồng.

Mỗi năm, công ty đã trích hơn 50 triệu đồng lợi nhuận để làm phúc lợi, giúp đỡ những người đồng bào Ê Đê có hoàn cảnh khó khăn.

MAI PHƯƠNG-LÊ KHÁNH



Báo cáo phân tích thị trường