Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Công nghệ là khâu đột phá để phát triển rau quả xuất khẩu
22 | 06 | 2007
Theo các chuyên gia kinh tế, trong bối cảnh thị trường ngày càng yêu cầu cao như hiện nay, tạo bước đột phá trong công nghệ trồng và chế biến sản phẩm xuất khẩu là vấn đề mấu chốt để phát huy tiềm năng về rau quả của Việt Nam. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng đã rất chú trọng điều này khi điều chỉnh chương trình quốc gia về phát triển sản xuất và xuất khẩu rau hoa quả nhằm mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu 600-700 USD triệu vào năm 2010 và khoảng 1 tỷ USD vào năm 2015.

Việt Nam đã chào bán hạt tiêu FAQ500 GL với giá 3900 USD/tấn, hạt tiêu 550 GL là 4000 USD/tấn và 570 Gl với giá 4.350 USD/tấn (FOB). ^

Cùng với đó, giá hạt tiêu của các nước sản xuất khác cũng chào bán ở mức cao. Hạt tiêu Lampong ASTA của Indonesia chào bán với giá 4135 USD/tấn (C&F). Braxin chào bán hạt tiêu ASTA giao tháng 5/6 ở mức 3.700-3.900 USD/tấn (FOB).

Trước bối cảnh này, rất nhiều khách hàng Tây Á và châu Âu có nhu cầu mua lớn. Trong khi đó, các nhà xuất khẩu Việt Nam cho biết do phải bù lại những lô hàng còn thiếu giao trong tháng 3-4 nên hiện tại hầu như hạt tiêu không có sẵn. Các khách hàng nước ngoài hiện nay cũng rất lo ngại sau một thời gian dài chờ đợi giá giảm và đã phải dùng đến lượng hàng dự trữ. Hạt tiêu cùng loại của Ấn Độ ngày 2/5 có giá 4.150 USD/tấn (C&F). Trên thị trường tiêu trắng thế giới, giá cũng tăng mạnh. Trung Quốc chào bán hạt tiêu với giá 5150 USD/tấn, trong khi hạt tiêu của Indonesia có giá 4950-5000 Usd/tấn (C&F).

Trên sàn giao dịch NCDEX, cuối ngày 2/5, giá giao tháng 5/07 tăng 671 rupi lên 15940 rupi/tạ. Giá của hợp đồng này trên sàn giao dịch NMCE là 15420 rupi/tạ, tăng 708 rupi. Trên thị trường hạt tiêu giao ngay, giá tăng 500 rupi lên 14500 rupi/tạ loại chưa chọn và 15100 rupi/tạ loại MG1.



Nguồn tin: Agroviet
Báo cáo phân tích thị trường