Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Vụ thanh long ruột đỏ xuất đi Nhật: Bên thu phí thắng cuộc
17 | 02 | 2023
Sau nhiều tranh cãi, ông Nguyễn Như Cường, cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đã thống nhất phương án cuối cùng về giống thanh long ruột đỏ Long Định 1 (LĐ1).

Nguồn: tuoitre.vn

Vụ thanh long ruột đỏ xuất đi Nhật: Bên thu phí thắng cuộc - Ảnh 1.
 
 
 
 
 
 
 

Ông Nguyễn Như Cường, cục trưởng Cục Trồng trọt, chốt phương án cuối cùng về giống thanh long ruột đỏ LĐ1 

Nói về bản quyền giống thanh long ruột đỏ, chốt lại những tranh cãi sau cuộc họp chiều 16-2, ông Cường đánh giá việc thực hiện bản quyền là điều vô cùng cần thiết và quan trọng.

"Tôi đánh giá rất cao tinh thần xây dựng của Công ty TNHH Hoàng Phát Fruit trong việc tuyên bố chỉ bảo hộ và thu phí ở thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc; không thu phí ở các thị trường khác. Mức phí cũng phù hợp. 

Dù không phải là người kinh doanh, tôi nhận thấy tinh thần hợp tác, có trách nhiệm trong việc thực thi pháp luật. Việc bảo hộ và chuyển nhượng quyền bảo hộ hoàn toàn phù hợp và đúng quy định của pháp luật Việt Nam. 

Tránh độc quyền ép giá bà con nông dân. Đây là phương án cuối cùng cục chốt lại. Từ nay không cãi tới cãi lui nữa", ông Cường nói. Ông Cường thông tin thêm, về mặt cơ bản, thị trường thanh long vẫn phát triển tốt, hơn 90% là Trung Quốc và các thị trường khác vẫn miễn phí. Hai thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc còn ít và số lượng không lớn.

 

"Đây là hành động đột phá và ý nghĩa với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đề nghị Hoàng Phát có văn bản cụ thể về thu phí và không thu phí thời hạn 5 năm gửi Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cộng đồng doanh nghiệp, địa phương", ông Cường đề nghị gút lại giải pháp.

Với hướng giải quyết có thu phí, cao nhất 30 đồng/kg với 5.000 - 15.000 tấn (tức 30 triệu đồng cho 1.000 tấn), không ít doanh nghiệp cho rằng vẫn chờ văn bản chốt, nếu không sẽ tiếp tục kiến nghị.

Ông Nguyễn Trọng Trung Dũng, phó giám đốc Công ty Yasaka, nói: "Chúng tôi đồng ý phương án đó, nhưng xem chờ văn bản Hoàng Phát ra như thế nào. 

Văn bản phải được gửi công khai, và sản lượng dưới 5.000 tấn mức phí bao nhiêu cần phải rõ. Cả phương thức sản xuất, bao tiêu bà con ra sao?... Cả buổi họp vẫn chưa chốt được, vì thế phải chờ văn bản chính thức. Nếu không, doanh nghiệp, hợp tác xã tiếp tục kiến nghị".

Nói rõ thêm việc bán bản quyền giống, ông Nguyễn Hồng Sơn, giám đốc Viện Khoa học nông nghiệp VN (VASS), khẳng định Cục Trồng trọt cấp bằng bảo hộ hoàn toàn phù hợp với quy định pháp luật.

"Cơ sở pháp lý chuyển giao hoàn toàn được phép. Thực tế chuyển giao, 10 năm qua công nhận 79 giống cây trồng. Bình quân 1 đề tài nghiên cứu giống mất 4 năm, kinh phí 3,3 tỉ đồng/giống.

Tiền hỗ trợ nhà nước đáp ứng một phần, còn lại viện bỏ tiền thêm, cả công sức, trí tuệ. Có 20% giống gần đây mới được doanh nghiệp thương mại hóa. Chủ yếu lúa, ngô; còn cây ăn quả chỉ có 6 giống, LĐ1 là đầu tiên.

Vì thế phương án chia sẻ bản quyền bảo hộ của Công ty TNHH Hoàng Phát Fruit là hợp lý".

Vụ thanh long ruột đỏ xuất đi Nhật: Bên thu phí thắng cuộc - Ảnh 1.
 
 
 
 
 
 
 

Ông Nguyễn Như Cường, cục trưởng Cục Trồng trọt, chốt phương án cuối cùng về giống thanh long ruột đỏ LĐ1 - Ảnh: THẢO THƯƠNG



tuoitre.vn
Báo cáo phân tích thị trường