Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Tăng cường hợp tác để thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường Belarus
14 | 08 | 2023
Thủy sản là một trong hàng nông sản có thế mạnh của Việt Nam chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu hàng Việt Nam xuất khẩu sang Belarus. Tuy nhiên mới có 54 cơ sở chế biến thủy sản Việt Nam được phép xuất khẩu thủy sản vào Liên minh Kinh tế Á-Âu.

Nguồn: nhandan.vn

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Đây là một trong những thông tin được chia sẻ tại buổi làm việc giữa lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với Đại sứ Belarus tại Việt Nam Uladzimir Baravikou về việc đề xuất xây dựng thỏa thuận hợp tác thú y giữa Việt Nam và Belarus.

Việt Nam và Belarus chưa có thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực thú y

Tại cuộc họp, ông Nguyễn Văn Long, Cục trưởng Cục Thú y thông tin, từ năm 2018 đến nay, cơ quan của hai nước có trao đổi vấn đề xuất khẩu động vật và sản phẩm động vật. Năm 2020, phía Việt Nam đã chấp nhận Belarus xuất khẩu sữa/các sản phẩm từ sữa. Đầu năm 2023, Việt Nam cũng đã thông báo về hồ sơ đánh giá thịt bò không xương do phía Belarus cung cấp cơ bản đáp ứng các yêu cầu của Việt Nam. Qua đó, cho thấy cơ quan Thú y đã hợp tác chủ động để có kết quả tích cực.

Hiện Cục Thú y đang hoàn thiện quá trình đánh giá nguy cơ nhập khẩu và xây dựng kế hoạch tổ chức đi kiểm tra thực tế chuỗi sản xuất thịt bò không xương của Belarus, dự kiến vào năm 2026.

Hiện Cục Thú y đang hoàn thiện quá trình đánh giá nguy cơ nhập khẩu và xây dựng kế hoạch tổ chức đi kiểm tra thực tế chuỗi sản xuất thịt bò không xương của Belarus, dự kiến vào năm 2026.

Theo ông Long, hiện nay Việt Nam và Belarus chưa có thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực thú y giữa hai quốc gia. Là thị trường lớn, đông dân, vì vậy có nhiều quốc gia mong muốn xuất khẩu động vật và sản phẩm động vật sang Việt Nam, trong đó có hàng chục quốc gia đã đàm phán với Việt Nam trong nhiều năm. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 trong vài năm gần đây, phía Cục Thú y cần bố trí nhân lực để thực hiện đánh giá theo thông lệ và quy trình chung.

Tại cuộc gặp, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhận định hợp tác giữa Việt Nam với Liên minh Kinh tế Á-Âu nói chung và đặc biệt là Belarus đang có chuyển biến tích cực.

Về hợp tác kinh tế-thương mại, tổng kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Belarus năm 2022 đạt 113,9 triệu USD (giảm 40,4% so với năm 2021), trong đó, xuất khẩu từ Việt Nam sang Belarus đạt 21 triệu USD (giảm 2,9%), nhập khẩu từ Belarus vào Việt Nam đạt 92,9 triệu USD (giảm 45,2%).

Tăng cường hợp tác để thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường Belarus ảnh 1

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhận định hợp tác giữa Việt Nam với Liên minh Kinh tế Á-Âu nói chung và đặc biệt là Belarus đang có chuyển biến tích cực.

Trong quý I/2023, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đạt 18,2 triệu USD, giảm 55,9% so với cùng kỳ năm 2022, trong đó xuất khẩu đạt 5,34 triệu USD (tăng 83,8%), nhập khẩu đạt 12,8 triệu USD (giảm 66,5%).

Các mặt hàng nông sản chính Việt Nam xuất khẩu sang Belarus gồm thủy sản, gạo, sắn, hạt điều, chè. Ngoài ra, các mặt hàng khác đang được tích cực đẩy mạnh xuất khẩu như trái cây nhiệt đới, rau, cà-phê. Ngược lại, Việt Nam nhập khẩu từ Belarus chủ yếu là phân bón.

Tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp hai nước kết nối giao thương

Thủy sản là một trong hàng nông sản có thế mạnh của Việt Nam chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu hàng Việt Nam xuất khẩu sang Belarus. Tuy nhiên mới có 54 cơ sở chế biến thủy sản Việt Nam được phép xuất khẩu thủy sản vào Liên minh Kinh tế Á-Âu (Belarus là một thành viên của Liên minh này nhưng hiện nay Nga được ủy quyền quyết định). Hiện còn 29 cơ sở đang bị đình chỉ (đã được phép nhưng tạm thời bị cấm để xem xét, xử lý, khắc phục) và gần 100 cơ sở đủ điều kiện nhưng chưa được cấp phép xuất khẩu thủy sản vào Liên minh.

Do vậy, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đề nghị Belarus tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam được phép xuất khẩu vào Liên minh Kinh tế Á - Âu và vận động Nga ủng hộ/bổ sung thêm các doanh nghiệp thủy sản đủ điều kiện.

Chúng tôi có nhiều lợi thế như cà-phê, gạo, điều, tiêu, sản phẩm gỗ và ngoài gỗ, thủy sản, chăn nuôi đa dạng, phong phú muốn trao đổi với Belarus để có giao thương hàng hóa hai chiều, nâng cao kim ngạch thương mại để xứng tầm với tiềm năng hợp tác của hai bên”

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến

“Chúng tôi có nhiều lợi thế như cà-phê, gạo, điều, tiêu, sản phẩm gỗ và ngoài gỗ, thủy sản, chăn nuôi đa dạng, phong phú muốn trao đổi với Belarus để có giao thương hàng hóa hai chiều, nâng cao kim ngạch thương mại để xứng tầm với tiềm năng hợp tác của hai bên”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết.

Tại cuộc họp, Đại sứ Belarus Uladzimir Baravikou cho biết, hai bên đã trao đổi hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp tại cuộc gặp từ tháng 10/2022. Đại sứ cũng bày tỏ mong muốn đẩy nhanh tiến độ đón đoàn của Cục Thú y sang Belarus kiểm tra các doanh nghiệp sản xuất thịt bò không xương vào cuối năm nay hoặc trong năm 2024.

Tăng cường hợp tác để thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường Belarus ảnh 2

Đại sứ Uladzimir Baravikou khẳng định sẽ đề xuất với phía Belarus về việc xây dựng nội dung dự thảo thỏa thuận hợp tác thú y giữa hai nước.

Để giải quyết vấn đề xuất khẩu thịt bò, Đại sứ Uladzimir Baravikou khẳng định sẽ đề xuất với phía Belarus về việc xây dựng nội dung dự thảo thỏa thuận hợp tác thú y giữa hai nước, làm cơ sở cho thương mại động vật và sản phẩm động vật.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhất trí với ý kiến xây dựng thỏa thuận hợp tác thú y giữa hai bên và cho biết sẽ chỉ đạo Cục Thú y phối hợp phía Belarus để hoàn thành nội dung dự thảo. Thứ trưởng cho biết, trên tinh thần đó, Việt Nam cũng muốn xuất khẩu động vật và sản phẩm động vật sang Belarus.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đề xuất hai bên phối hợp để giới thiệu công nghệ, giống vật nuôi của Belarus tới doanh nghiệp Việt Nam, cũng như tạo điều kiện để doanh nghiệp hai bên trao đổi, chia sẻ, chuyển giao công nghệ.



Báo cáo phân tích thị trường