Được thành lập dưới tên Quy ước Rotterdam về sự thống nhất trước (PIC) các thủ tục đối với các loại thuốc trừ sâu và các chất độc hại khác trong thương mại quốc tế, danh sách PTC nhằm thúc đẩy sự minh bạch và chia sẻ thông tin về rủi ro tiềm tàng.
Tháng 2 vừa qua, nhóm các chuyên gia kỹ thuật đã xác định rằng chrysotile phù hợp với các điều kiện quy uớc trong danh sách. Quy ước này yêu cầu phải cấm vận chuyển hoặc kiểm soát nghiêm ngặt loại hoá chất đặc biệt này giữa các quốc gia và các vùng khác nhau.
Để bảo vệ môi trường và sức khoẻ con người từ các loại thuốc trừ sâu và các hoá chất độc hại cần thiết phải có một hệ thống mạnh để chia sẻ thông tin về các thủ tục an toàn và giảm thiểu rủi ro. Quy ước sẽ xây dựng danh sách các hợp chất có giá trị thương mại nhưng lại nguy hiểm nếu không có các giải pháp ngăn ngừa cần thiết.
Alexander Müller, quan chức của Tổ chức Nông Lâm Liên Hiệp quốc cho biết thực hiện Quy ước Rotterdam cho phép các bên tham gia bảo vệ sức khoẻ con người và môi trường từ các loại thuốc trừ sâu. Ông nói: “Chúng tôi cần xây dựng một cơ chế mạnh và hiệu quả tại mức quốc gia mà có thể theo kịp với tăng trưởng cả về thương mại và sử dụng hoá chất trên thế giới.”
Theo quy ước trên, việc xuất khẩu các hoá chất và thuốc trừ sâu có trong danh sách cần phải có sự đồng ý trước của các nước nhập khẩu. Điều này đem đến cho các nước đang phát triển quyền được quyết định loại thuốc trừ sâu và hoá chất nào họ sẽ nhập hoặc từ chối nếu họ không thể quản lý an toàn. Các quốc gia xuất khẩu có trách nhiệm đảm bảo rằng không xuất khẩu hàng hoá ra khỏi lãnh thổ của họ khi các quốc gia nhập khẩu đã quyết định không chấp nhận loại hoá chất hoặc thuốc trừ sâu đó.
Cũng liên quan đến chất chrysotile, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đã thông qua một giải pháp sớm hơn kêu gọi giảm thiểu việc sử dụng chrysotile. Tổ chức Y tế thế giới lo ngại rằng chrysotile kết hợp với hàng nghìn chất khác gây ra cái chết cho con người do bệnh ung thư phổi.
(Nguồn FAO, 2006)