Hàng năm, KFC phục vụ hơn một tỷ bữa ăn tối với món thịt gà chiên. Không chỉ dừng lại ở Bắc Mỹ mà cách thức nấu ăn của KFC đã có mặt tại hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Năm ông 10 tuổi, ông đã có được việc làm đầu tiên tại nông trại gần nhà với thu nhập 2 $ một tháng. 15 tuổi ông trở thành người điều hành tuyến xe buýt tại New Albany. 16 tuổi ông nhập ngũ 6 tháng tại Cuba. Sau đó ông làm các nghề: nhân viên cứu hoả đường sắt, học luật, bán bảo hiểm, điều hành bến phà tàu hơi nước, điều hành trạm sửa xe ô tô.
Năm 40 tuổi, ông bắt đầu nấu ăn cho những du khách dừng chân tại trạm sửa xe của ông ở Corbin, Ky. Sau đó, mặc dù ông không có một cửa hàng nào cả nhưng ông vẫn tiếp tục phục vụ công chúng trên những chiếc bàn ăn, trong những góc sinh hoạt tại trạm sửa xe của ông. Ngày càng có nhiều người đến thưởng thức món ăn ông nấu và ông đã chuyển đến một quán ăn với sức chứa 142 người.
9 năm sau, ông đã hoàn thiện được bí quyết pha trộn 11 loại gia vị và thảo dược và kỹ thuật nấu ăn cơ bản mà ngày nay vẫn được áp dụng. Tiếng tăm của Sander ngày một vang xa. Tin tưởng vào chất lượng món thịt gà chiên của mình, ông quyết định hiến thân vào công việc kinh doanh thịt gà vào năm 1952. Ông đã ghé thăm tất cả các cửa hàng trong cả nước. Nếu thấy có những tín hiệu tốt thì ông sẽ đi sâu vào một hợp đồng dựa trên sự thoả thuận quy định thanh toán tiền cho ông với mỗi con gà mà ông cung cấp.
Năm 1964, Colonel Sanders có hơn 600 đại lý được cấp quyền kinh doanh món thịt gà của ông ở Mỹ và Canada. Năm đó, ông đã bán quyền lợi của mình ở công ty Mỹ với giá 2 tỷ USD cho một tập đoàn những nhà đầu tư trong đó có John Y. Brown Jr, người sau này đã trở thành ông chủ của Kentucky từ 1980 đến 1984. Tuy nhiên, Colonel vẫn là người phát ngôn công chúng cho công ty.
Dưới thời những chủ nhân mới, tập đoàn thịt gà chiên Kentucky đã nhanh chóng lớn mạnh. Ngày 17 tháng 3 năm 1966, KFC đã cổ phần hoá và ngày 16 tháng 2 năm 1969 và có mặt trên thị trường chứng khoán NewYork. Vào thời điểm Heublein Inc mua tập đoàn KFC ngày 8 tháng 7 năm 1971 với giá 285 triệu USD thì hơn 3500 cửa hàng thuộc sở hữu của công ty và được cấp quyền kinh doanh đã hoạt động trên khắp thế giới.
KFC sau đó đã trở thành công ty con của tập đoàn công nghiệp R.J. Reynolds (bây giờ là RJR Nabisco) khi Reynolds mua lại KFC. Vào tháng 11 năm 1986, KFC lại được bán cho tập đoàn Pepsi với giá xấp xỉ 840 triệu USD.
Tháng 5 năm 2002, công ty thông báo đã nhận được sự tán thành của cổ đông về việc đổi tên của tập đoàn thành Yum!Brands, Inc. Hiện nay, Công ty sở hữu những cửa hàng ăn lớn như nhà hàng thực phẩm Mỹ, KFC, Long John Silvers, nhà hàng ăn uống Pizza Hut và Taco Bell và là công ty ăn uống lớn nhất thế giới với gần 32 500 cửa hàng ăn trên 100 quốc gia lãnh thổ.
Cho đến trước khi ông bị mắc căn bệnh bạch cầu nguy hiểm ở tuổi 90 thì Colonel đã đi du lịch 250.000 dặm mỗi năm để ghé thăm những cửa hàng ăn KFC trên khắp thế giới.
Hiện nay, KFC ngày càng phát triển tại nhiều quốc gia trên thế giới. Điển hình tại Malaysia, cửa hàng KFC đầu tiên đã được mở tại Jalan Tuanku Abdul Rahman. Nếu như năm 1998 mới chỉ có 225 cửa hàng KFC thì ngày nay món gà mang hương vị tuyệt vời này đồng nghĩa với tên KFC và được người dân Malaixia đặc biệt yêu thích.
Còn tại Việt Nam, KFC đã dành ra bảy năm để xây dựng thị trường (chịu lỗ tới bảy năm) và bắt đầu có lãi từ năm ngoái, bây giờ bắt đầu là thời điểm gặt hái kết quả. Thị trường Việt Nam-một thị trường mới với 17 nhà hàng so với hơn 34.00 nhà hàng nằm trong chuỗi KFC trên toàn thế giới. Trong giai đoạn đầu, KFC chấp nhận đầu tư để phát triển thương hiệu, xây dựng hệ thống nhà hàng, thực hiện các chương trình tiếp thị để gây dựng khách hàng cho mình trong tương lai. Năm ngoái, hoạt động kinh doanh của chuỗi cửa hàng KFC khá thành công với doanh số bán hàng tăng khoảng 80%. Theo đánh giá của tập đoàn Yum Restaurant International, Việt Nam là thị trường mới và đang có nhiều cơ hội để phát triển mạnh. Hiện nay, KFC đã trở thành thương hiệu thức ăn nhanh được biết đến nhiều ở thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và ở Việt Nam nói chung. Số lượng khách hàng làm quen và chấp nhận loại thực phẩm này càng nhiều.
KFC với mục tiêu thị trường nhằm vào giới trẻ thì thị trường Việt Nam được đánh giá là một thị trường triển vọng. Một nửa dân số Việt Nam có độ tuổi dưới 30, nghĩa là giới trẻ sẽ dễ chấp nhận sản phẩm thức ăn nhanh của KFC hơn người lớn tuổi. Tuy nhiên, trong giới trẻ, KFC Việt Nam đặc biệt hướng sự quan tâm vào trẻ em thông qua chương trình tiếp thị dành riêng cho nhóm khách hàng nhiều triển vọng này. Mục tiêu của KFC là muốn thương hiệu của KFC trở thành bạn đồng hành của khách hàng tiềm năng ngay từ khi còn nhỏ. Với mục tiêu xây dựng lòng tin nơi khách hàng thông qua chất lượng, uy tín và an toàn vệ sinh thực phẩm, KFC Việt Nam chỉ chọn những nhà cung cấp nguyên liệu uy tín và đảm bảo chất lượng, ví dụ như CP Việt Nam. Tất cả nguyên liệu sử dụng đều phải có chứng nhận kiểm dịch của cơ quan chức nămg.
Mục tiêu của KFC trong bốn năm tới là phát triển mạng lưới nhà hàng KFC tăng gấp sáu lần, 100 nhà hàng. Còn sau tám năm nữa (vào năm 2014), số nhà hàng của KFC có thể nhiều gấp 9-10 lần hiện nay. Với việc phát triển tại các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội...KFC chủ yếu chọn địa điểm tại những siêu thị và trung tâm thương mại. Tại những nơi này, khách hàng sau khi đi mua sắm có thể ghé qua nhà hàng KFC nghỉ chân, thư giãn và thưởng thức món gà rán. Tuy nhiên, hiện tại với thực tế, các hệ thống siêu thị và trung tâm thương mại của Việt Nam phát triển không đủ nhanh, nên KFC Việt Nam phải thuê những căn nhà ở mặt đường, gần các khu trung tâm đô thị để mở nhà hàng riêng.