Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Áp dụng tiêu chuẩn chất lượng mới cho cà phê nhân xuất khẩu
20 | 10 | 2007
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa quyết định tạm thời sử dụng tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4193:2005 trong kiểm tra chất lượng cà phê nhân xuất khẩu, trước khi quy chuẩn kỹ thuật cà phê được ban hành.
 

Với kết quả này, Việt Nam xếp ở vị trí thứ 6 trong 141 nền kinh tế được khảo sát về triển vọng thu hút đầu tư, sau Trung Quốc (52%), Ấn Độ (41%), Mỹ (36%), Nga (22%) và Brazil (12%).

Để thực hiện phần “Triển vọng đầu tư” trong bản báo cáo WIR năm 2007, UNCTAD đã tiến hành khảo sát ý kiến của hàng loạt tập đoàn xuyên quốc gia trên khắp thế giới. Kết quả không gây nhiều ngạc nhiên khi Việt Nam lọt vào Top 10 nền kinh tế hấp dẫn nhất về đầu tư của các tập đoàn xuyên quốc gia trong giai đoạn 2007-2009.

Theo WIR 2007, Việt Nam đang trở thành một điểm đầu tư quan trọng không chỉ trong lĩnh vực sản xuất, mà cả trong các ngành dịch vụ, ngân hàng và tài chính. Điều này cho thấy một sự chuyển mình mạnh mẽ của một nền kinh tế phát triển theo hướng ngày càng đa dạng.

Khảo sát cũng cho biết, Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan và Việt Nam nằm trong số 5 điểm đầu tư hấp dẫn nhất của các tập đoàn kinh tế Nhật Bản năm 2007.

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa có tên trong danh sách 10 nền kinh tế châu Á thu hút nhiều vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nhất trong năm 2006. Nguyên nhân là do khả năng thực hiện FDI thấp. Theo báo cáo, số vốn FDI thực hiện tại Việt Nam chỉ đạt 2,31 tỷ USD năm 2006.

Chính vì vậy, chỉ số thực hiện vốn FDI của Việt Nam trong năm 2006 đã tụt xuống thứ 78/141, đứng sau Singapore (thứ 5), Thái Lan (52), Trung Quốc (69), Malaysia (71)...

Theo nhận định của UNCTAD, Trung Quốc và Hong Kong (Trung Quốc) vẫn giữ vị trí lớn nhất trong vùng nhận được FDI, theo sau là Singapore và Ấn Độ. Trong đó, Trung Quốc thu hút được 69 tỷ USD, Hong Kong (Trung Quốc) 43 tỷ USD, Singapore 24 tỷ USD và Ấn Độ 17 tỷ USD. Việc săn lùng nguồn lực đầu tư FDI của Trung Quốc và Ấn Độ vẫn tiếp tục tăng lên.

Theo báo cáo, FDI đổ vào Đông, Nam và Đông Nam Á năm 2006 tăng 19%, đạt mức kỷ lục mới với 200 tỷ USD. Trung Quốc đại lục tiếp tục đứng đầu khu vực về FDI dù đã giảm 4%, xuống còn 69 tỷ USD. Hong Kong (Trung Quốc) đứng thứ 2 với 43 tỷ USD, tiếp đến là Singapore – 24 tỷ USD, Ấn Độ 17 tỷ USD...

UNCTAD cho rằng, khu vực này cũng sẽ trở nên hấp dẫn hơn đối với việc tìm kiếm hiệu quả đầu tư FDI. Theo báo cáo, việc Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và Việt Nam đang có kế hoạch cải thiện đáng kể hạ tầng cơ sở của mình sẽ giúp cho khu vực châu Á thu hút nhiều hơn nữa nguồn vốn FDI trong những năm tới.

Xét trên phạm vi toàn cầu thì Mỹ là nước nhận được FDI nhiều nhất, theo sau là Vương quốc Anh. Trong khi hầu hết FDI bắt nguồn từ các nước phát triển, thì các dòng vốn từ các nước đang phát triển và các nền kinh tế đang chuyển đổi lại tăng lên đến mức cao kỷ lục.

Theo dự đoán của WIR, hoạt động đầu tư trên toàn cầu sẽ tiếp tục tăng trong hai năm tới. Tuy nhiên, vẫn còn những rủi ro và thách thức đối với nền kinh tế thế giới, trong đó có sự bất ổn về tài chính và giá năng lượng tăng cao. Báo cáo nhấn mạnh, triển vọng đầu tư nước ngoài trong tương lai sẽ phụ thuộc phần lớn vào khả năng giải quyết những rủi ro này.



Theo Vnexpess
Báo cáo phân tích thị trường