Nhưng trong những phiên sau đó cà phê arabica kỳ hạn cứ xuống giá dần do đồng USD tăng giá trở lại khiến giá hàng hoá tính bằng đồng tiền này trở nên đắt hơn và tác động xấu đến thị trường. Trong phiên 2/10, giá cà phê arabica đứng ở mức 134,30 USD/lb, sau đó tăng lên 135,85 USD/lb và đến phiên 4/10 rớt xuống 1,352 u/lb để kết thúc tuần giao dịch ở mức 1,3545 USD/lb. Và đến những phiên giao dịch cuối tháng 10, thì giá cà phê arabica kỳ hạn tại New York đã giảm xuống mức thấp nhất 6 tuần qua do hoạt động bán ra của các nhà đầu cơ và các quỹ hàng hoá trước ảnh hưởng từ những dự báo về lượng mưa tại Braxin vào cuối tháng 10 và đầu tháng 11 - đợt mưa sẽ cung cấp lượng nước cần thiết trong giai đoạn ra hoa của cây cà phê tại khu vực này.
Trong khi đó, giá cà phê robusta tại London lại tăng do tình trạng thiếu hụt nguồn cung sẽ tiếp diễn trước vụ thu hoạch cà phê tại Việt Nam.
Tại Việt Nam, nước sản xuất cà phê robusta lớn nhất thế giới, những cơn mưa cuối mùa đến muộn hơn so với mọi năm đã khiến vụ thu hoạch cà phê ở cao nguyên phải lùi lại và dấy lên những lo ngại về chất lượng cà phê ở đây. Theo giới buôn bán tại London, giá cà phê robusta sẽ tiếp tục sụt giảm.
Những đợt mưa đầu tiên rơi xuống khu vực trồng cà phê đang khô hạn của Braxin sẽ giúp xác định tình hình ra hoa của cây cà phê và sản lượng thu hoạch vào năm 2008, mà theo dự đoán sẽ đạt khoảng 45-50 triệu bao loại 60kg.
Xuất khẩu cà phê của Guatamela trong niên vụ 2006/07 đạt 3,745 triệu bao loại 60kg, tăng 12% so với niên vụ trước. Guatemala là nước sản xuất cà phê lớn nhất Trung Mỹ và ước tính sẽ xuất khẩu khoảng 3,83 triệu bao cà phê loại 60kg trong niên vụ 2007/08, tăng 4% so với niên vụ trước.
Một chuyên gia hàng đầu về cà phê của Guatemala cho biết, nước này đặt muc tiêu đạt mức sản lượng tăng từ 5-6% mỗi năm trong vài năm tới thông qua các chương trình cải tạo đất đai và trồng mới cầy cà phê.
Theo báo cáo của uỷ ban phát triển cà phê Uganda, trong 9 tháng đầu năm 2007 Uganda đã xuất khẩu 2,7 triệu bao cà phê (60 kg/bao), tăng 35% so với 2 triệu bao xuất khẩu cùng kỳ năm trước.
Sự tăng trưởng này chủ yếu của cà phê robusta (tăng 52,5%, đạt 2.143.812 bao xuất khẩu từ tháng 1 đến tháng 9/2007) nhờ thời tiết thuận lợi, ít dịch bệnh, người trồng cà phê đã làm tốt các quy trình kỹ thuật chăm sóc giúp nâng cao chất lượng và giá cà phê xuất khẩu cũng tăng lên.
Cũng trong báo cáo trên, uỷ ban cho biết đất nước Đông Phi này đã xuất khẩu 179.400 bao cà phê riêng trong tháng 9/2007, tăng 3% so với tháng 9/2006 (đạt 158.500 bao). Nhờ mở rộng xuất khẩu cà phê, trong tháng 9/07 Uganda đã thu được kim ngạch tăng lên 18,4 triệu USD so với 14 triệu USD của tháng 9/06.
Uganda trở thành một trong những nước ảnh hưởng lớn nhất đến thị trường cà phê robusta thế giới sau cơn khủng hoảng do Ivory Coast cắt giảm một nửa sản lượng của họ. Hiện nay, Uganda là nước sản xuất cà phê lớn thứ hai tại Châu Phi sau Ethiopia - nước chủ yếu phát triển cây cà phê arabica.
Như vậy, bước sang tháng 10 – tháng đầu tiên của niên vụ 2007/08, giá cà phê trên thị trường thế giới dao động khá mạnh. Yếu tố nguồn cung toàn cầu hạn hẹp khiến cả 2 chủng loại cà phê là arabica và robusta tăng lên mức kỷ lục trong lịch sử.
Theo số liệu thống kê, trong tháng 9/2007, xuất khẩu cà phê của nước ta đạt 38,13 nghìn tấn với trị giá 65,93 triệu USD, giảm 10,2% về lượng và giảm 12,46% về trị giá so với tháng 8/2007; giảm 20,46% về lượng và tăng 6,95% về trụ giá so với cùng kỳ năm 2006. Do vụ thu hoạch cà phê niên vụ 2007/08 của nước ta chậm hơn một tháng so với thường lệ nên lượng cà phê xuất khẩu trong tháng 9 và cả trong tháng 10 của nước phần lớn phụ thuộc vào nguồn dự trữ đầu niên vụ.
Trong 10 tháng năm 2007, xuất khẩu cà phê của nước ta đạt 972,65 nghìn tấn với trị giá 1,467 tỷ USD, tăng 44,58% về lượng và tăng 86,71% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Tính đến thời điểm nói trên, kim ngạch từ xuất khẩu cà phê đứng đầu trong số các mặt hàng nông sản, vượt qua mặt hàng gạo (đạt 1,283 tỷ USD), và đứng thứ 6 về kim ngạch trong số các mặt hàng xuất khẩu của cả nước.
Trong niên vụ 2006/07 (T10/06 – T9/07), đây là một niên vụ thành công đối với hoạt động xuất khẩu cà phê của nước ta. Lượng cà phê xuất khẩu đạt 1,28 triệu tấn cà phê với trị giá 1,899 tỷ USD, tăng 45,40% về lượng và tăng 94,19% về trị giá so với niên vụ 2005/06. Giá cà phê xuất khẩu trung bình đạt 1,482 USD/tấn, tăng 33,55% so với niên vụ trước.
Theo Hội đồng xuất khẩu cà phê nhân Braxin, nước này đã xuất khẩu được 1,93 triệu bao cà phê nhân trong tháng 9, giảm 16,9% so với 2,32 triệu bao cùng tháng năm ngoái. Trong tháng 8, xuất khẩu cà phê nhân của Braxin là 1,94 triệu bao.
Khối lượng hàng giao trong tháng 9 gồm 1,71 triệu bao cà phê Arabica, giảm 19,4% so với 2,13 triệu bao năm ngoái; và 213.195 bao cà phê robusta, tăng 10,6% so với 192.680 bao năm trước. Xuất khẩu cà phê soluble đạt 281.140 bao, tăng 46,6% so với 191.754 bao của tháng 9 năm 2006.
Tính chung, tổng khối lượng xuất khẩu giảm 12,1% so với cùng tháng năm ngoái xuống còn 2,21 triệu bao, đạt kim ngạch 304,58 triệu USD, tăng 2% về giá trị.
Dự báo, sản lượng cà phê thế giới niên vụ 2007/08 dự đoán đạt 114 triệu bao loại 60kg, tăng so với 112 triệu bao niên vụ trước. ICO cũng đưa ra dự báo sơ bộ, tiêu thụ cà phê toàn cầu năm nay sẽ đạt ít nhất 122 triệu bao, so với 120,72 triệu bao năm ngoái. Trong khi đó, báo cáo của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho thấy, sản lượng cà phê thế giới vụ 2007/2008 sẽ giảm 9,5% so với vụ trước, còn 118,9 triệu bao loại 60kg, xuất khẩu cà phê thế giới sẽ giảm 4,3%, còn 93,7 triệu bao sẽ nâng đỡ giá cà phê vững lên thời gian tới.
Diễn biến giá cà phê thế giới:
Thị trường | Loại | Đơn vị tính | 26/10/2007 | 1/10/2007 | 27/9/2007 |
Niu Oóc | Arabica | Uscent/lb | 120,60 | 134,85 | 128,80 |
Luân Đôn | Robusta | USD/tấn | 1787 | 1970 | 1891 |
Tokyo | Arabica Robusta | Yên/69kg Yên/100kg | 20810 19850 | 19530 20760 | 19060 21120 |