Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
James Cantalupo, niềm hy vọng lớn của những chiếc hambuger nhỏ
07 | 04 | 2008
Giờ đây, câu chuyện huyền thoại về Mc Donald không còn được mọi người nhắc đến như một biểu tượng của nền kinh tế Mỹ. Hệ thống franchising (nhượng quyền kinh doanh) hùng mạnh toàn cầu của Mc Donald đang đứng trước nhiều khó khăn và thách thức lớn
Không còn sự hỗ trợ từ nhiều đối tác quen thuộc, hoạt động kinh doanh của Mc Donald tụt dốc một cách thê thảm. Nhiều khách hàng đã chuyển sang hambuger của các đối thủ cạnh tranh với giá thành rẻ hơn và chủng loại đa dạng hơn. Và giờ đây, niềm hy vọng của Mc Donald được đặt lên vai tân CEO James R Cantalupo. Liệu Cantalupo có thể đưa Mc Donald trở lại con đường tăng trưởng nối tiếp những thành công trong quá khứ?

Những thay đổi cùng thời cuộc

Cantalupo còn nhớ như in cái cảm giác sung sướng như vừa trúng vé độc đắc khi ông trở thành đối tác nhỏ cho một đại lý độc quyền của tập đoàn Mc Donald. Bấy giờ là vào năm 1973, khi ông vừa 27 tuổi, tức là đúng một năm sau khi ông tham gia học lớp quản lý với học phí 115USD/tuần ở Miami, Mỹ. “Không thể tin đó lại là sự thật”, Cantalupo kể lại. Hai cửa hàng của ông từng cho doanh thu 80.000 USD/năm/cửa hàng và ông được hưởng 15% lợi nhuận từ đây. Ở thời điểm mà mức lương tối thiểu chưa đến 2 USD/giờ và một chiếc hambuger và khoai tây chiên của Mc Donald có giá chưa đầy 1 USD thì mức đền đáp đó cũng không đến nỗi nào.

Thời gian như nước chảy, 30 năm đã trôi qua và Cantalupo giờ đây đã là ông chủ Mc Donald, tập đoàn thức ăn nhanh lớn nhất thế giới. Ấy vậy mà trên khuôn mặt Cantalupo, sự lo lắng ngày càng tăng lên. Thay vì một cuộc sống phồn vinh, chắc sẽ phải chật vật lắm Cantalupo mới có thể gượng một Mc Donald “già nua và ốm yếu”.

Doanh thu của hãng không nhúc nhích kể từ năm 1999 mà chi phí cứ liên tục gia tăng. Chính vì thế mà khi Mc Donald bắt đầu quảng cáo thực đơn 1 USD với chiếc Big N’Tasty (một loại hambuger lớn ngon), Cantalupo đã nổi loạn. Chỉ riêng những nguyên liệu làm nên một chiếc bánh đó đã tốn của ông mất 1,07 USD rồi. Thế là ông bán chiếc bánh với giá 2,25 USD trừ khi khách hàng đề nghị giá khuyến mại 1 USD. Thật dễ hiểu vì sao tỷ suất lợi nhuận của Cantalupo giờ chỉ còn non nửa so với thời điểm mới bắt đầu.

Đâu rồi biểu tượng thành công một thời?

Mc Donald vẫn được coi là “thánh” trong vài thập kỷ nay. Họ không chỉ cung cấp cho cả triệu dân Mỹ những việc làm đầu tiên mà còn làm thay đổi cả cách ăn uống của một quốc gia. Từ một cửa hàng tiêu thụ hẻo lánh tại một vùng ngoại ô ít nguời biết đến ở Chicago, họ đã trở thành một biểu tượng của nước Mỹ. Hàng ngày, cứ bốn người Mỹ thì có một người ghé vào quán fastfood của McDonald, hãng fastfood lớn nhất thế giới. Đây là một con số mà bất cứ hãng đồ ăn nhanh nào cũng mơ ước. Thành công của McDonald là ngoài sức tưởng tượng. Con gà đẻ trứng vàng”, biệt danh của McDonald, có lúc đang băng băng trên con đường phát triển với doanh thu hàng năm khoảng 5 tỷ USD. Nhiều người thấy McDonald phát triển rất nhanh bèn đến xin gặp Dick và Mac Donald để xin chỉ giáo, Dick liền trả lời: “Toàn bộ bí quyết kinh doanh của chúng tôi nằm trong 3 từ: tốc độ, giá thành và số lượng”. Nhưng đại gia ấy giờ đây quay cuồng loạng choạng bước từ hết bê bối này sang rắc rối khác.

Sự kiện mới đây là một ví dụ: chứng kiến cổ phiếu của Mc Donald trượt giá 60%, Ban quản trị quyết định sa thải Giám đốc điều hành (CEO) Greenberg, 60 tuổi, để bổ nhiệm James Cantalupo. Nhiệm kỳ của Greenberg được đánh dấu bởi sự ra mắt 40 danh mục thực đơn mới và việc mua vào rất nhiều các chuỗi cửa hàng, nhưng đều không hiệu quả. Theo giới phân tích, bởi nhúng tay vào quá nhiều thứ mà năng lực giám sát lại kém, Greenberg đã khiến cho doanh nghiệp buger suy thoái. Các khảo sát ý kiến khách hàng cho thấy chất lượng và dịch vụ của Mc Donald tụt hậu xa các đối thủ cạnh tranh.

McDonal đang trải qua thời gian khó khăn nhất trong lịch sử của mình. Trước hết, đó là những vấn đề thị trường châu Âu, thị trường lớn thứ hai của McDonald sau thị trường Mỹ. Doanh thu của hãng ở Đức và Anh đã giảm mạnh do người dân châu Âu ngày càng kỹ luỡng hơn trong việc mua thực phẩm nhất là những thực phẩm nhập khẩu từ bên ngoài.

Ngoài ra, hãng cũng đang gặp khó khăn tại Nhật Bản. Sức khoẻ là vấn đề làm cho người tiêu dùng tại thị trường này lo lắng. MacDonald có 300 cửa hàng tại “xứ sở anh đào” và lệnh cấm nhập khẩu thịt gà của chính phủ Nhật Bản là một cú đánh mạnh vào các cửa hàng của MacDonald, buộc họ phải loại món gà ra khỏi thực đơn trong 3 tháng liền. Còn tại thị trường Mỹ Latinh, McDonald bị ảnh hưởng đáng kể do khủng hoảng kinh tế.

Nhưng tình hình tồi tệ nhất lại xảy ra ở ngay tại Mỹ, nơi McDonald có 13.200 cửa hàng. Cuộc cạnh tranh với các đối thủ Burger King và Wendy khíến McDonald phải chao đảo. Các hãng khác đưa ra mức giá thấp và hấp dẫn hơn nhiều - điều mà McDonald thường né tránh. Burger King gần đây tung ra một thực đơn mới bao gồm 11 món với giá chỉ có 99 cent. McDonald cũng bị cạnh tranh bởi những quán không phục vụ món thịt băm như Taco Bell và Pizza Hut vì người Mỹ ngày càng chán ngấy với những món thịt băm truyền thống. McDonald là kẻ chậm chân nhất trong việc đổi mới thực đơn của mình và vì vậy phải chống chọi rất vất vả. Việc phục vụ khách hàng cũng rất quan trọng. Hãng thường xuyên bị xếp cuối bảng trong các cuộc thăm dò ý kiến khách hàng. Người tiêu dùng cho rằng, nhân viên của McDonald vừa chậm vừa thô lỗ, điều này được nhấn mạnh như là nguyên nhân chủ yếu khiến nhiều người không vào quán McDonald.

Nhiệm vụ đặt ra giờ đây đối với Cantalupo là hết sức nặng nề! Sức ép thành công cũng vô cùng lớn! Tương lai của McDonald đang trông chờ vào ông…



camnangdoanhnghiep.com
Báo cáo phân tích thị trường