Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Đặt Mua Báo Cáo
Trang Chủ
Giới thiệu
Giới thiệu chung
Cơ cấu tổ chức
Các lĩnh vực chuyên môn
Kinh nghiệm
Giá trị cốt lõi
Đối tác
Tin tức
Tin tức
Ðiều
Hồ tiêu
Lâm sản &gỗ
Rau quả
Chè
Sữa
Cà phê
Mía đường
Cao su
Thịt & thực phẩm
Phân bón
Thức ăn chăn nuôi
Thủy sản
Lúa gạo
Hoạt động
Bản tin
Các dự án,hoạt động đã làm
Các dự án
Nhân sự
Ban lãnh đạo
Phòng Tổng hợp
Phòng Thông tin truyền thông
Sản phẩm
Dữ liệu
Thư viện
Giá gạo tăng mạnh vì bão Nargis
10 | 05 | 2008
Gạo đã tăng giá liên tục 5 ngày qua sau khi trận bão Nargis đã phá hủy những vựa lúa lớn của Myanmar, buộc đất nước xuất khẩu gạo này phải tìm kiếm các nguồn nhập khẩu.
Cơn bão đã ngăn chặn các khu vực sản xuất gạo chính của Myanmar làm hơn 100.000 người thiệt mạng, và đẩy cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu rơi vào tình trạng tồi tệ hơn, Đại sứ ngoại giao Mỹ, ông Shari Villarosa cho biết. Sản lượng gạo xuất khẩu của Myanmar sụt giảm trong khi nhu cầu gạo trên thế giới tiếp tục tăng mạnh ngày càng thắt chặt hơn nguồn cung của thị trường gạo thế giới, Concepcion Calpe, nhà kinh tế cao cấp của Tổ chức Nông lương thế giới (FAO) nhận định. FAO cũng cho biết, sản lượng gạo dự kiến xuất khẩu của Myanmar là khoảng 600.000 tấn trong năm nay đến các thị trường Sri Lanka và Bangladesh, nhưng con số này có thể sẽ bị cắt giảm đáng kể vì trận bão. Thống kê của FAO cũng cho biết, 5 bang chịu tác động mạnh nhất của cơn bão là nơi sản xuất 65% lượng gạo của nước này. Ngày 7/5, tại sàn giao dịch hàng hóa Chicago, giá gạo giao tháng 7 tăng 75 cent (3,5%), lên mức 22,35 USD/100 pound. Kể từ 1/5 đến nay, giá gạo đã tăng 8,3%. Cùng ngày, Nigeria, đất nước nhập khẩu gạo lớn thứ hai thế giới, đã tuyên bố bỏ thuế nhập khẩu gạo trong 6 tháng để góp phần “hạ nhiệt” cơn sốt giá. Việc Nigeria cắt giảm thuế quan được đánh giá là một tấm đệm cho người dân nước này trước chấn động của cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu. “Mùa màng bị phá hoại ở Myanmar đã làm tăng thêm lo ngại nguồn cung toàn cầu bị thắt chặt và kéo các nhà nhập khẩu vào cuộc đua ngũ cốc. Bất cứ sự suy giảm nguồn cung nào đều là mồi lửa của các cơn sốt giá” ông Hiroyuki Kikukawa, trưởng bộ phận nghiên cứu tại công ty chứng khoán IDO, ở Tokyo, Nhật, phát biểu. Philippines, nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới sẽ phải nỗ lực rất nhiều để tìm được những thương vụ lớn sau thảm họa ở Myanmar. “Với những gì đã xảy ra ở Myanmar, chúng tôi biết rằng nhu cầu gạo đang tăng vọt” Arthur Yap, chuyên gia về nông nghiệp của Philippines nhận xét. Chủ tịch Ngân hàng Thế giới, ông Robert Zoellich phát biểu: “hạn hán, mức dự trữ lương thực thấp trong khi nhu cầu gia tăng ở Ấn Độ và Trung Quốc đã thổi thêm vào ngọn lửa bùng phát của giá lương thực”. Trong ngày họp cuối cùng (6/5) tại cuộc họp thường niên của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), Chủ tịch ngân hàng, ông Haruhiko Kuroda cho biết, ADB sẽ hỗ trợ ngân sách khẩn cấp 500 triệu USD để giải quyết tình trạng tăng giá lương thực ở khu vực châu Á-TBD. Những nguồn trợ giúp này có thể được sử dụng để nhập khẩu ngũ cốc và phân bón”. Năm 2008, ADB đã có kế hoạch cho vay 1 tỷ USD để hỗ trợ khu vực sản xuất nông nghiệp trong khu vực. Trong cuộc họp lần này, ADB đã hứa sẽ nâng con số này lên gấp đôi trong năm 2009. ADB cũng cho biết rằng, trợ giúp dài hạn của ngân hàng này trong lĩnh vực nông nghiệp là sẽ tìm cách nâng cao năng suất, cải thiện khả năng tiếp cận thị trường và cải cách về chiều sâu. Mỹ đã cam kết viện trợ cho Myanmar 3,25 triệu USD đồng thời sẽ gửi tàu hải quân tới khu vực này để hỗ trợ cứu trợ, nếu Chính phủ Myanmar chấp thuận. Quân đội Mỹ đã đưa 6 chiếc trực thăng chở hàng tới một căn cứ không quân của Thái trong khi Washington chờ sự đồng ý của Myanmar. John Holmes, quan chức phụ trách các vấn đề nhân đạo cấp cao của Liên hiệp quốc, đã kêu gọi Myanmar bỏ những hạn chế về thị thực, vốn đang làm chậm các nỗ lực đưa chuyên gia cứu trợ tới nước này và chuyển hàng tiếp tế cho gần 1 triệu người bị ảnh hưởng bởi bão Nargis. Ông Holmes nói, đã có 24 nước cam kết hỗ trợ tài chính cho Myanmar với tổng số tiền lên tới 30 triệu USD. Nhân viên các tổ chức nhân đạo đã tập trung tại sứ quán Myanmar ở Bangkok, Thái Lan cùng với xe, lương thực cứu trợ khẩn cấp và thuốc men để chờ được cấp visa.
Nguồn: kinhte24h.com
Các Tin Khác
Bănglađét cấm xuất khẩu gạo thường trong 6 tháng
12 | 05 | 2008
WTO: Kết thúc thành công vòng đàm phán Doha sẽ giúp giảm giá gạo
11 | 05 | 2008
Mặt bằng giá mới sau cơn sốt gạo
11 | 05 | 2008
"Đánh bùn sang ao"!
09 | 05 | 2008
ASEAN hợp tác kiềm chế giá gạo tăng
09 | 05 | 2008
Thái Lan bỏ kế hoạch lập Tổ chức Các nước XK gạo
09 | 05 | 2008
Có dư gạo để xuất khẩu với số lượng lớn
09 | 05 | 2008
Bộ trưởng Cao Đức Phát: "Không để tái phát sốt gạo"
08 | 05 | 2008
TPHCM: Giá gạo hạ nhiệt, giá cơm vẫn tăng!
08 | 05 | 2008
Bạc Liêu trúng mùa lớn
07 | 05 | 2008
Tin Liên Quan
Bản tin gạo tuần từ 10/05 - 16/05/08
4/25/2008 12:00:00 AM
Giá gạo trên thị trường thế giới: tiếp tục cao trong ngắn hạn
5/22/2008 12:00:00 AM
Bão lớn ở Myanma đẩy giá gạo thế giới tăng mạnh trong tuần qua
5/13/2008 12:00:00 AM
Giá gạo tăng mạnh vì bão Nargis
5/10/2008 12:00:00 AM
WTO: Kết thúc thành công vòng đàm phán Doha sẽ giúp giảm giá gạo
5/11/2008 12:00:00 AM
WTO: Kết thúc thành công vòng đàm phán Doha sẽ giúp giảm giá gạo
5/9/2008 12:00:00 AM
Gạo xuất khẩu tăng giá mạnh
11/11/2009 12:00:00 AM
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng mạnh
12/29/2010 12:00:00 AM
2010 Philippine sẽ nhập 250.000 tấn gạo
10/20/2009 12:00:00 AM
Mianma cho phép xuất khẩu gạo thông qua hoạt động mậu biên
12/24/2008 12:00:00 AM
Báo cáo phân tích thị trường
Trung tâm Thông tin Phát triển Nông nghiệp Nông thôn