Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Đặt Mua Báo Cáo
Trang Chủ
Giới thiệu
Giới thiệu chung
Cơ cấu tổ chức
Các lĩnh vực chuyên môn
Kinh nghiệm
Giá trị cốt lõi
Đối tác
Tin tức
Tin tức
Ðiều
Hồ tiêu
Lâm sản &gỗ
Rau quả
Chè
Sữa
Cà phê
Mía đường
Cao su
Thịt & thực phẩm
Phân bón
Thức ăn chăn nuôi
Thủy sản
Lúa gạo
Hoạt động
Bản tin
Các dự án,hoạt động đã làm
Các dự án
Nhân sự
Ban lãnh đạo
Phòng Tổng hợp
Phòng Thông tin truyền thông
Sản phẩm
Dữ liệu
Thư viện
Tháng 5, giá lương thực tăng thêm 22,19%
28 | 05 | 2008
Theo số liệu chính thức từ Tổng cục Thống kê, giá lương thực đã tăng tới 22,19% so với tháng trước, đóng góp đáng kể vào việc chỉ số giá tháng 5 tăng vọt lên 3,91%.
So với cùng kỳ năm ngoái, chỉ số giá tháng 5 đã cao hơn tới 25,2% và cao hơn mặt bằng chung cả năm là 15,96%. Tính chung 5 tháng đầu năm, CPI đã tăng vọt lên 19,09% so với cùng kỳ năm ngoái. Tăng mạnh nhất vẫn là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống, tăng tới 7,25% so với tháng trước. Mặt bằng giá lương thực thực phẩm của năm nay cũng đã cao hơn cùng kỳ năm ngoái tới 42,35%. Đặc biệt, giá lương thực trong tháng 5 đã tăng tới 22,91% so với hồi tháng 4 và 67,84% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá lương thực sở dĩ tăng đột biến do cơn sốt gạo hồi đầu tháng đã hình thành bề mặt giá mới cao hơn trước “sốt” rất nhiều. Trong khi đó, giá thực phẩm lại có tốc độ tăng khá khiêm tốn, chỉ ở mức 2,28% so với tháng trước. Tuy nhiên, đây vẫn là mức tăng cao so với các nhóm khác trong rổ hàng hoá. Ngoại trừ hai nhóm đồ uống và nhóm nhà ở, vật liệu xây dựng tăng trên 1% (mức tăng tương ứng là 1,88% và 1,20%), các nhóm còn lại đều tăng dưới 1%. Vật liệu xây dựng vẫn duy trì mức tăng cao là do việc tái sốt các loại nguyên vật liệu như ximăng. Tp.HCM đứng đầu cả nước về mức tăng CPI với 4,24%, đây cũng là mức tăng mạnh nhất của TP này kể từ hồi đầu năm. Đứng thứ hai là Hà Nội với 2,84%. Giá lương thực tại hai thành phố này đã tăng rất mạnh sau cơn sốt gạo, cụ thể Tp.HCM tăng 36,03% và Hà Nội là 20,91%, gấp đôi, gấp ba nhiều địa phương như Thái Nguyên, Hải Phòng. Trong tháng 5 cũng ghi nhận cuộc đảo chiều giữ giá vàng và đôla Mỹ. Giá vàng đã giảm gần 4% so với hồi tháng 4, nhưng vẫn tăng 32,45% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, tỷ giá đôla Mỹ so với đồng Việt Nam sau khi sụt giảm thê thảm tháng trước đã có sự phục hồi đáng kể, tăng 1,02%. Giới chuyên gia dự đoán, tỷ giá giữa đôla và đồng Việt Nam có thể sẽ còn tiếp tục tăng trong tháng tới, kéo theo đó là sự mất giá của đồng tiền Việt.
Nguồn: www.toquoc.gov.vn
Các Tin Khác
Đầu tư thế nào là hợp lý?
24 | 09 | 2008
Bản tin thực phẩm tuần từ 25/05 - 31/05/08
31 | 05 | 2008
Có nên nhập khẩu muối?
28 | 05 | 2008
Nhiều DN đang nỗ lực giao hàng
28 | 05 | 2008
Thêm thông tin cho DN Việt Nam khi niêm yết cổ phiếu tại Mỹ
27 | 05 | 2008
Trung Quốc chạy đua cứu các đập nước
27 | 05 | 2008
Từ 1/6/2008, thực hiện khai báo hải quan từ xa ở các khu chế xuất
27 | 05 | 2008
Giá gạo tại các tỉnh Miền Nam: biến động ngược chiều trong tuần
27 | 05 | 2008
"Sớm đưa kịch bản đối phó với tăng giá sau tháng 6"
27 | 05 | 2008
Kwek Leng Beng: Không có giới hạn cho thành công
27 | 05 | 2008
Tin Liên Quan
Giá lương thực toàn cầu leo thang bắt nguồn từ sự giầu có
4/14/2008 12:00:00 AM
Gạo xuất khẩu sẽ tiếp tục tăng giá
6/25/2007 12:00:00 AM
Chỉ số giá tiêu dùng năm 2006 tăng 6,6%
9/2/2007 12:00:00 AM
Cà phê giá cao, chủ vườn lãi thấp
6/30/2008 12:00:00 AM
Giá lương thực thế giới tăng khiến hiện tượng xuất khẩu lương thực tiểu ngạch của Trung Quốc tăng đột biến
6/20/2008 12:00:00 AM
Giá lúa gạo sẽ tăng trở lại
6/17/2009 12:00:00 AM
Giá chào bán gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng 5,9%
10/1/2008 12:00:00 AM
Xuất khẩu gạo 3 tháng đầu năm tăng hơn 71%
3/31/2009 12:00:00 AM
Giải bài toán lương thực năm 2008
6/8/2008 12:00:00 AM
Tiêu thụ lúa hè thu sẽ gặp khó
6/14/2010 12:00:00 AM
Báo cáo phân tích thị trường
Trung tâm Thông tin Phát triển Nông nghiệp Nông thôn