Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Thực trạng và định hướng phát triển ngành chè đến 2015
28 | 09 | 2007
Ngành chè đặt ra mục tiêu phát triển chung đến năm 2010-2015 sẽ trồng mới và thay thế diện tích chè cũ đạt mức độ ổn định khoảng 150.000 ha, năng suất bình quân đạt 8-9 tấn búp/ha, giá trị thu nhập bình quân đạt 35-40 triệu đồng/ha và kim ngạch xuất khẩu đạt 200 triệu USD, giải quyết việc làm cho khoảng 1,5 triệu lao động trên cả nước.

Theo số liệu của ngành Hải quan, năm 2004 ngành chè Việt Nam đã xuất khẩu được hơn 99.300 tấn, đạt giá trị xuất khẩu 98,9 triệu USD và tiêu thụ trong nước đạt 35.000 tấn.

Mặc dù đứng thứ 5 về diện tích và thứ 8 về sản lượng xuất khẩu giá bán bình quân chỉ bằng 50-70% giá trung bình của nhóm 20 nước xuất khẩu mạnh nhất. Cụ thể, sản phẩm chè Việt Nam chỉ đạt bình quân 965USD/tấn trong khi giá của các nước đạt 1.500-1.700USD/tấn như Kenya, Ấn Độ, thậm chí có nước đạt 2.000-2.200USD/tấn như Sri Lanka.

6 tháng đầu năm 2005 xuất khẩu chè của Việt Nam giảm, nhưng ước đạt 30 nghìn tấn, với trị giá 31 triệu USD so với 44 nghìn tấn cùng kỳ năm 2004. Hiện Pakistan cam kết mỗi năm sẽ mua của Việt Nam 5.000 tấn chè Thái Nguyên từ nay đến năm 2010. Cũng theo Tờ “Tinh nhanh tài chính” (Ấn Độ), Ấn Độ sẽ tăng cường nhập khẩu chè của Việt Nam để chế biến rồi tái xuất, do Irắc mở cửa thị trường và Libi quyết định mua thêm chè Ấn Độ sau khi bãi bỏ lệnh cấm nhập khẩu chè từ nước này từ năm 2000.

Về thị trường, từ nay đến năm 2010 ngành Chè sẽ phấn đấu xuất khẩu khoảng 70% tổng sản lượng chè, tiêu thụ nội địa 30%. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu gồm 50% chè đen, 20% sản phẩm chè mới có giá trị cao và 30% chè xanh chất lượng cao.



(Vinanet)
Báo cáo phân tích thị trường