Theo nhận định của Cục, tháng 7 này, đầu tư tài sản cố định lại tăng thêm một mức mới và vẫn duy trì mức tăng trưởng hàng năm khoảng 25%. Đây là một thành tựu rất quan trọng. Điều này sẽ giúp giải quyết được các vấn đề đang nảy sinh do nhu cầu về hàng hóa Trung Quốc tại nước ngoài đang giảm.
Trong mấy tháng gần đây, đầu tư tài sản cố định đã nhận được một đợt tăng cường mạnh từ những chi phí tổng thể của Chính phủ cho Thế vận hội Olympic Bắc Kinh và các dự án tái cải tạo và xây dựng sau vụ động đất tấn công vào vùng Tây Nam hồi tháng 5 năm nay.
Ngược lại, số liệu gần đây chỉ ra rằng thặng dư thương mại của Trung Quốc giảm 9,6% trong 7 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm ngoái và khẳng định tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu có ảnh hưởng đến nền kinh tế nước này.
Các nhà xuất khẩu nước này nhận thấy mức độ cạnh tranh của họ đang sụt giảm trông thấy, một phần nào đó do đồng yen mạnh hơn so với USD trong vòng 3 năm qua.
Tăng trưởng của Trung Quốc giảm xuống mức 10,4% trong 6 tháng đầu năm nay so với mức 11,9% của toàn năm ngoái.
Các nhà quan sát nhận định rằng, số liệu trên sẽ tác động tới tính khẩn cấp trong các quyết định của Bắc Kinh về việc không chỉ tập trung đặc biệt tới việc kiềm chế lạm phát mà quan tâm nhiều hơn tới tăng trưởng kinh tế.
Sherman Chan của tờ Moodys Economy.com nhận định rằng, Chính phủ Trung Quốc đang muốn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mà dựa vào sức mình là chính bằng việc thúc đẩy đầu tư vào tài sản cố định trong những tháng tiếp theo.
Ông nói: “một khi các nhà chức trách muốn chuyển những ưu tiên hàng đầu của họ từ việc kiềm chế lạm phát sang “tiếp nhiên liệu” cho tăng trưởng kinh tế, thì các nhà đầu tư sẽ quan tâm và đầu tư vào thị trường Trung Quốc nhiều hơn. Điều này mang lại sự tự tin cho kinh tế Trung Quốc.