Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Giải mã thị trường mía đường
19 | 07 | 2007
Năm 2006, giá đường đã tăng trên phạm vi cả nước do sản lượng mía và sản lượng đường đều giảm. So với năm ngoái, giá mía đã cao gấp 1,8 lần và giá đường đã tăng cao gần gấp 2 lần. Để đáp ứng nhu cầu trong nước, Bộ Thương mại đã cấp phép nhập khẩu khoảng 300 ngàn tấn đường cho các doanh nghiệp đầu mối. Tuy nhiên, trong những tháng đầu năm, do giá đường diễn biến phức tạp, các doanh nghiệp nhập khẩu khá cầm chừng
Năm 2006, giá đường đã tăng trên phạm vi cả nước do sản lượng mía và sản lượng đường đều giảm. So với năm ngoái, giá mía đã cao gấp 1,8 lần và giá đường đã tăng cao gần gấp 2 lần. Để đáp ứng nhu cầu trong nước, Bộ Thương mại đã cấp phép nhập khẩu khoảng 300 ngàn tấn đường cho các doanh nghiệp đầu mối. Tuy nhiên, trong những tháng đầu năm, do giá đường diễn biến phức tạp, các doanh nghiệp nhập khẩu khá cầm chừng

Tình hình sản xuất niên vụ 2005-2006

Sản xuất và tiêu thụ mía nguyên liệu, niên vụ 2005-2006, do ảnh hư­ởng của hạn hán, diện tích và năng suất mía ở miền Bắc giảm mạnh, tuy diện tích mía ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long có tăng nh­ưng không bù đắp được. Diện tích mía cả n­ước chỉ còn 265.000 ha; năng suất mía bình quân đạt 47,2 tấn/ha; sản l­ượng mía cả n­ước đạt khoảng 12,5 triệu tấn. So với vụ 2004-2005, diện tích giảm 15.000 ha; năng suất mía giảm 4,6 tấn/ha; sản l­ượng mía giảm 2,0 triệu tấn. Diện tích vùng nguyên liệu tập trung của các nhà máy là 193.478 ha, giảm so với vụ tr­ước 14.661 ha. Do nhu cầu trồng mới cho vụ tới nhiều, phải dành bớt mía làm giống, nên lượng mía đư­a vào ép giảm.

Với giá đ­ường tăng cao, sản l­ượng mía nguyên liệu giảm nên nhiều vùng đã xảy ra tranh chấp trong thu mua mía. Giá mía 10 CCS, ở miền Nam cao nhất đạt đỉnh điểm là 700.000-730.000 đồng/tấn (Đồng bằng Sông Cửu Long), miền Trung cao nhất là 600.000 đồng/tấn (KSP), miền Bắc cao nhất là 400.000 đồng/tấn (Sông Con).

Sản xuất đường, vụ sản xuất mía đ­ường 2005-2006, cả n­ước có 37 nhà máy đường hoạt động, với tổng công suất thiết kế 82.150 TMN (Đã tính thêm công suất thực tế các nhà máy đã mở rộng là 6.300 TMN). Sản lượng mía ép công nghiệp­ ước đạt 8.810.000 tấn, sản xuất 820.000 tấn đ­ường. So với vụ tr­ước, l­ượng mía ép công nghiệp giảm 5,5 %, sản l­ượng đ­ường giảm 9,3%.

Do giá bán đ­ường cao, các cơ sở thủ công cũng tích cực sản xuất. Sản l­ượng mía ép thủ công cả nước khoảng 2,5 triệu tấn, sản xuất được khoảng 150.000 lấn đ­ường (giảm 30.000 tấn so với vụ trước). Niên vụ 2005-2006, tổng l­ượng đ­ường sản xuất đạt 970.000 tấn với tổng sản lượng mía ép là 11.310.000 tấn.

Qua các số liệu trên cho thấy, niên vụ 2005-2006, ngoài việc năng suất giảm, chất l­ượng mía cũng bị giảm. Chất lượng mía giảm ngoài nguyên nhân do ảnh h­ưởng của thời tiết, còn một nguyên nhân nữa là do giá đường cao, các nhà máy đã vào sản xuất sớm, ép mía non với chữ đ­ường thấp. Do chất l­ượng mía giảm, tỷ lệ tiêu hao bình quân là 10,7 mía/1 đư­ờng, cao hơn so với tỷ lệ 10,3 mía/1 đ­ường ở niên vụ 2004-2005.

Cân bằng cung cầu

Theo Hiệp hội mía đường Việt Nam, nhu cầu tiêu thụ đường năm 2006 vào khoảng 1,25-1,3 triệu tấn. Tuy nhiên sản lượng đường niên vụ 2005-2006 chỉ đạt 970.000 tấn, thiếu hụt khoảng 380.000 tấn so với nhu cầu. Để đảm bảo đáp ứng nhu cầu trong nước, Bộ thương mại đã ban hành quyết định 19/2006/QĐ-BTM, dành 30% lượng đường cần nhập khẩu cho doanh nghiệp kinh doanh thương mại. Bộ thương mại đã cấp phép nhập khẩu 300.000 tấn đường cho 7 doanh nghiệp đầu mối.

Trong 5 tháng đầu năm, lượng đường nhập khẩu chính ngạch đã lên đến 80.000 tấn, gấp 15 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, lượng đường nhập khẩu này mới chỉ đạt khoảng 25% lượng đường cần nhập khẩu. Theo hiệp hội mía đường Việt Nam, từ nay cho đến cuối tháng 8/2006, Việt Nam sẽ nhập khẩu 150.000 tấn đường dùng cho nhu cầu nội địa.

Diễn biến giá cả 5 tháng đầu năm

Trong thời gian qua, giá đường trong nước liên tục đứng ở mức cao. Đà tăng giá được củng cố hơn từ đầu tháng 2, hoàn toàn trái ngược với xu hướng giảm giá chung sau mỗi đợt Tết nguyên đán của những năm trước khi nhu cầu sử dụng đường cho bánh kẹo không cao và nhu cầu tiêu dùng của người dân không nhiều. Mặc dù đang vào vụ sản xuất và nhu cầu tiêu thụ đường kính không tăng, nhưng do tác động tăng giá từ thị trường thế giới và nhất là do tình trạng khan hiếm mía nguyên liệu trong nước kéo dài, giá đường trong nước đã tăng liên tục, phổ biến ở mức 11.000-12.500 đ/kg, có nơi lên tới 13.000đ/kg. Mức giá trung bình tháng 3, 4 và 5 đạt gần 12.000đ/kg, tăng đáng kể so với tháng 1 (khoảng 10.000đ/g) và tháng 2 (khoảng 10.500 đ/kg), do nguồn cung không đáp ứng đủ so với nhu cầu. Trong tháng 5, do đã vào giai đoạn cuối vụ, các nhà máy đường phải tận thu nguyên liệu để duy trì sản xuất liên tục nên giá mía của vùng đồng bằng sông Cửu Long tăng, đạt mức giá 720.000 đ/tấn tại các nhà máy mía đường Cần Thơ và Trà Vinh.

Hình 1: Diễn biến giá đường RE nội bán lẻ trong 5 tháng đầu năm (đồng/kg)

Nguồn: Nhóm thông tin an ninh lương thực - MARD

Kế hoạch sản xuất niên vụ 2006-2007

Sản xuất mía nguyên liệu: Giá đường, giá mía cao đang là điều kiện thuận lợi để các nhà máy phát triển vùng nguyên liệu. Nông dân ở nhiều vùng đã tích cực trồng lại mía ở các diện tích đất trước đã chuyển đổi trồng cây khác (như sắn, lạc…). Diện tích mía cả nước vụ 2006-2007 dự kiến đạt 290.000 ha (tăng 25.000 ha so với vụ 2005-2006, chủ yếu ở vùng nguyên liệu tập trung). Diện tích vùng nguyên liệu tập trung của các nhà máy dự kiến đạt 221.100 ha (tăng 26.622 ha so với vụ 2005-2006). Với năng suất 50 tấn/ha, sản l­ượng mía cả n­ước sẽ đạt 14,5 triệu tấn.

Về sản xuất đư­ờng: Vụ 2006-2007, cả nước có 37 nhà máy đ­ường hoạt động, với tổng công suất thiết kế là 82.150 TMN. Theo kế hoạch của các nhà máy đã đăng ký, sản lượng mía ép công nghiệp là 11,2 triệu tấn, công suất phát huy bình quân cả nước đạt 90,7%. L­ượng đ­ường sản xuất dự kiến đ­ược 1.087.200 tấn. Lượng đư­ờng thủ công dự kiến đạt như vụ 2005-2006 là 150.000 tấn, tổng sản l­ượng đường cả nước có 1.237.200 tấn.

Về cân đối cung cầu năm 2007: Nhu cầu tiêu dùng đường trong n­ước năm 2007 dự kiến khoảng 1,37 triệu tấn. Dự kiến sản l­ượng đường sản xuất đ­ược là 1.237.000 tấn, cân đối cung thiếu so với cầu trên 100.000 tấn. Với mức cung và cầu như­ trên, vụ 2006-2007 có điều kiện giữ đ­ược giá đường t­ương đối ổn định.

Thị trường thế giới

Niên vụ 2005/2006, sản lượng đường thế giới đạt 147,8 triệu tấn. Mặc dù sản lượng vẫn cao hơn 5,6 triệu tấn so với niên vụ 2004/2005, nhưng nhu cầu tiêu dùng vẫn tăng vượt mức sản lượng khiến cho dự trữ đường niên vụ 2006/2007 tụt giảm trong năm thứ 3 liên tiếp.

Niên vụ 2005/2006, sản lượng đường củ cải thế giới ước đạt 38,3 triệu tấn, cao hơn so với mức dự đoán đầu tiên (37,4 triệu tấn). Nguyên nhân chủ yếu là do điều kiện thời tiết cực kỳ thuật lợi tại hầu hết các khu vực Châu Á, góp phần nâng cao năng suất.

Sản lượng đường mía dự đoán ở mức 109,4 triệu tấn, thấp hơn so với dự đoán trước (112,2 triệu tấn), song cao hơn so với mức 104,8 triệu tấn niên vụ 2004/2005. Trong số này, Châu Phi đóng góp 9,5 triệu tấn (tương đương 9%), Trung và Bắc Mỹ 15,1 triệu tấn (14%), Nam Mỹ 35,1 triệu tấn (32%), Châu Á 43,9 triệu tấn (40%) và Châu Đại Dương 5,8 triệu tấn (5%).

Tại Châu Á, sản lượng đường dự đoán tăng mặc dù các nước như Pakistan, ấn Độ và Trung Quốc chịu ảnh hưởng bởi hạn hán. Năm 2006, sản lượng đường trắng của Indonesia, nước nhập khẩu đường lớn trên thế giới, cũng dự đoán tăng khoảng 18% (ước đạt 2,64 triệu tấn). Tuy vậy, Châu Á vẫn đang là khu vực thiếu hụt đường nhiều nhất trên thế giới do nhu cầu tăng mạnh ở khu vực này.

Khu vực Trung Nam Braxin, do thời tiết khô hạn sau tháng 6, sản lượng mía chỉ đạt 336 triệu tấn, thấp hơn nhiều so với dự đoán ban đầu 24 triệu tấn. Ngược lại, tại khu vực Bắc – Đông Bắc, sản lượng đạt khoảng 50 triệu tấn, cao hơn so với mức dự đoán trước 2 triệu tấn, song vẫn thấp hơn so với niên vụ 2004/2005 (58 triệu tấn).

Tại úc, cơn báo Larry giữa tháng 3 đã gây thiệt hại ước tính khoảng 400.000 tấn đường thô, tương đương với 8% trong mức sản lượng 5 triệu tấn của nước này.

Diễn biến giá cả thế giới

5 tháng đầu năm 2006, giá đường thế giới diễn biến phức tạp, có xu hướng tăng hơn so với năm trước, đạt mức giá cao kỷ lục trong vòng 25 năm qua. Nguyên nhân chính là do cán cân cung cầu đường thế giới bị thậm hụt, cung không đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đường trên thế giới, dự trữ đường tụt giảm liên tục trong 3 năm liên tiếp. Ngoài ra còn do ảnh hưởng của giá năng lượng tăng cao, hoạt động đầu cơ đường, sản lượng niên vụ 2005-2006 đáng thất vọng của khu vực Trung Nam Braxin, nhu cầu nhập khẩu lớn hơn từ Mỹ sau ảnh hưởng của bão, hạn hạn làm giảm sản lượng đường của Thái Lan và những dự đoán về xuất khẩu đường giảm sút đáng kể của EU kể từ niên vụ 2006/2007 dựa trên kết quả cải cách trong cơ cấu đường EU.

Giá cả thế giới 5 tháng đầu năm

Đầu năm 2006, giá đường tinh luyện thế giới tăng đáng kể so với năm 2005. Năm 2005, mức giá đường bình quân chỉ đạt 12,47 cent/pound. 5 tháng đầu năm 2006, giá đường thế giới không ngừng tăng lên. Tháng 5, giá đường thế giới đạt mức cao nhất trong vòng 25 năm qua, đạt 21,81 cent/pound.

Tuy nhiên, năm 2006, giá đường thô thế giới có xu hướng giảm sau khi đạt đỉnh điểm gần 19 cent/pound vào tháng 2. Nhưng, mức giá này vẫn tăng cao hơn nhiều so với năm 2005 (đạt mức giá cao nhất 13,45 cent/pound).

Hình 2: Diễn biến giá đường thô và đường tinh luyện thế giới 5 tháng đầu năm 2006 (cent/pound)

Nguồn: USDA

Tại thị trường New York

Trong 4 tháng đầu năm 2006, tại thị trường NewYork, giá đường thô tăng giảm thất thường. Đầu tháng 2, giá đường thô bắt đầu tăng nhanh, đạt mức giá cao nhất là 18,8 cent/pound vào tháng 2, sau đó giảm xuống còn 16,4 cent/pound vào cuối tháng 3 do sức ép bán ra của các quỹ, và tăng nhẹ lên 17,15 cent/pound vào cuối tháng 4 do hoạt động mua vào của giới đầu cơ. Đến tháng 5, giá đường thô tăng lên, đạt mức giá cao nhất 17,65 cent/pound vào tuần thứ 3 do hoạt động mua bù thiếu của các thương nhân kinh doanh trong nước và giới đầu cơ diễn ra khá mạnh mẽ. Sau đó, giá đường thô giảm xuống vào cuối tháng, đạt mức giá 16,34 cent/pound, do ảnh hưởng bởi hoạt động bán tháo của giới kinh doanh đồng thời giá giảm một phần cũng bị ảnh hưởng và chi phối bởi sự giảm giá của dầu thô trên thị trường thế giới.

Tại thị trường London

Trong 4 tháng đầu năm, tại thị trường London, giá đường trắng tăng bền vững. Đầu tháng 2, giá đường trắng tăng nhanh, đạt mức 441 USD/tấn vào tháng 2, tăng 84,5 USD/tấn so với tháng 1. Đến tháng 3 và 4, giá đường trắng tăng ổn định, đạt mức giá cao nhất là 472 USD/tấn vào tháng 4. Đến tháng 5, giá đường trắng diễn biến tăng giảm thất thường. 2 tuần đầu, giá đường trắng giảm xuống, đạt dưới mức 470 USD/tấn vào tuần thứ 2, do ảnh hưởng bởi giá năng lượng giảm. Sau đó, đến cuối tháng, giá đường giảm xuống chỉ còn 476 USD/tấn, do sức ép bán tháo của giới kinh doanh, sau khi giá đã tăng lên mức cao 497 USD/tấn trong tuần trước.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến thị trường đường thế giới

Trong thời gian qua, thị trường đường thế giới có nhiều thay đổi. Trong suốt thập kỷ từ 1994 đến 2004, giá đường bị đình trệ đã làm giảm đầu tư vào sản xuất đường, ngoại trừ nước Braxin. Tiêu dùng đường tăng lên bền vững trong 25 năm qua. Trong 3 năm trở lại đây, cân đối cung cầu bị thâm hụt liên tiếp. Ngoài những yếu tố về thiên tai và đầu cơ đường, yếu tố về sự phát triển của nhiên liệu sạch và cải cách của EU đã ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường đường thế giới.

Sự phát triển của nhiên liệu sinh học. Khi giá dầu thô đạt trên 55 đô-la 1 thùng thì ethanol đã trở thành một sự lựa chọn tốt, không chỉ đối với người tiêu dùng mà còn đối với cả nhà sản xuất và nhà tinh chế nhiên liệu thay thế. Ethanol không chỉ là sự lựa chọn “thân thiện với môi trường” mà còn có giá rẻ hơn xăng. Do đó, các nhà tinh chế, nhà phân phối và nhà sản xuất ô tô từng bước chuyển sang loại nhiên liệu này. Tuy nhiên, đối với nhiều nước, nó được coi là đường (khoảng 60% sản xuất ethonal thế giới là từ đường).

Sự thành công của phương tiện sử dụng khí sinh học (flexi-fuel vehicles) của Braxin đã góp phần vào sự phát triển của sản xuất ethanol. Năm 2003, Braxin chỉ có 100.000 phương tiện chạy bằng nhiên liệu ethanol. Nhưng đến năm 2006, phương tiện sử dụng nhiên liệu ethanol đã lên tới 900.000. Năm 2005, ô tô “flexi-fuel” sử dụng 100% ethanol chiếm khoảng 62% số ô tô mới bán được tại Braxin. Do nhu cầu mới trong nước, Braxin đã chuyển một phần nguồn cung đường xuất khẩu cho sản xuất ethanol. Braxin là nước sản xuất đường lớn nhất thế giới, khoảng 23 triệu tấn mỗi năm. Theo tổ chức đường thế giới, hiện tại ở Braxin, tỷ lệ pha trộn ethanol với xăng là 20:80. Khi nhu cầu của loại phương tiện này tăng lên nhanh chóng thì nhu cầu về ethanol cũng tăng lên. Nếu lượng mía được sử dụng nhiều hơn cho sản xuất ethanol thì nguồn cung đường trắng thế giới sẽ giảm đi, do đó chúng ta có thể tin rằng cân bằng cung cầu thị trường đường toàn cầu sẽ có lợi cho các nhà sản xuất đường, do đó giá đường sẽ tăng cao.

Tại Châu Âu và Hoa Kỳ, dầu sinh học đang trở thành nguồn nhiên liệu thay thế cho động cơ diesel. Việc thay thế dần không sử dụng MTBE trong pha trộn xăng sẽ khiến cho nhu cầu về ethanol tăng lên đáng kể. Nhu cầu ethanol của Hoa Kỳ ước tính tăng 25% trong năm nay. Để đáp ứng nhu cầu trong nước, năm 2005 Hoa Kỳ nhập khẩu 118,4 lít ethanol chế biến bằng đường từ Braxin. Dự kiến, năm 2006, con số này tăng lên gấp đôi. Do đó, trong thời gian tới mức thuế nhập khẩu ethanol (54%) của Hoa Kỳ có thể sẽ được loại bỏ. Khi đó, cầu đối với ethanol chế biến từ đường của Braxin có thể sẽ tăng cao hơn và sản lượng đường trắng của Braxin sẽ giảm đi do đường mía được sử dụng để chế biến ethanol.

Cắt giảm trợ cấp của Liên minh Châu Âu. Liên minh Châu Âu (EU) đóng vai trò quan trọng trong thị trường đường thế giới. EU sản xuất khoảng 20 triệu tấn đường mỗi năm và là một trong những nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới. Hiện tại, EU trợ cấp khoảng 1,8 tỷ đô-la mỗi năm cho ngành công nghiệp đường, EU mua đường từ các nông trang với giá cao gấp ba lần giá thị trường thế giới. Bên cạnh đó, thuế nhập khẩu của EU ở mức cao để bảo hộ các nhà sản xuất trong nước. Theo quy định của WTO, EU phải tiến hành cắt giảm trợ cấp cho ngành đường. Theo đó, giá mua đường của nông dân EU sẽ bị giảm bớt 36% trong 4 năm và có hiệu lực vào giữa năm 2006. Quy trình cắt giảm giá trong 4 năm sẽ là 730 Euro/tấn trong năm đầu tiên và năm thứ 2, năm thứ 3 sẽ là 625 Euro/tấn và năm cuối cùng là 520 Euro/tấn. Điều này dẫn đến, ngành đường của EU sẽ ít cạnh tranh hơn, và một số lớn nông dân EU mong muốn được chuyển trồng củ cải đường sang trồng các cây ngũ cốc khác, dẫn tới giảm một cách đáng kể sản xuất và trồng củ cải đường. Việc cải cách chính sách đường của EU có nghĩa là 900.000 hecta củ cải đường ở EU sẽ không còn nữa và sẽ chuyển toàn bộ sang trồng ngũ cốc. Dự đoán đến năm 2012 EU sẽ sản xuất ít nhất là 4 triệu tấn ngũ cốc. EU sẽ sản xuất đường ít hơn và nhập đường nhiều hơn từ một số nước như Brazil, Thái Lan và úc. Đây cũng chính là những nước đã kiện EU ra WTO về việc trợ giá bất công này.

Dự báo về mía đường thế giới niên vụ 2006/2007

Theo USDA, niên vụ 2006/2007, sản lượng đường thế giới ước đạt 149,2 triệu tấn. Tiêu dùng ước đạt 145,7 triệu tấn, xuất khẩu đạt 47 triệu tấn và dự trữ 30,9 triệu tấn.

Niên vụ 2006/2007, sản lượng và thương mại đường thế giới tăng chủ yếu do sản lượng tăng cao của Brazil (đạt 30,3 triệu tấn, tăng 3,2 triệu tấn), ấn Độ (22,3 triệu tấn, tăng 2 triệu tấn), Trung Quốc (11 triệu tấn, tăng 1,5 triệu tấn), và Thái Lan (6,2 triệu tấn, tăng 1,4 triệu tấn). Tại EU, sản lượng đường ước tính giảm 5,4 triệu tấn. Sự suy giảm này do phản ứng từ cải cách của EU có hiệu lực từ tháng 6. Sản xuất của EU giảm sẽ làm giảm xuất khẩu từ 5,6 triệu tấn xuống còn 1,6 triệu tấn. Do đó, EU sẽ không còn là một nhà xuất khẩu ròng nữa. Xuất khẩu của Brazil ước đạt 19,1 triệu tấn, tăng 2,2 triệu tấn. Thái Lan ước tính xuất khẩu 3,9 triệu tấn, tăng 1 triệu tấn. ấn Độ có thể xuất khẩu 1,2 triệu tấn, tăng 900.000 tấn so với năm ngoái. Do ảnh hưởng của bão, úc ước xuất khẩu đạt 3,9 triệu tấn, giảm 400.000 tấn.

Hình 3: Sản lượng ước tính niên vụ 2006/2007

Nguồn: USDA

Tài liệu tham khảo

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2006, Báo cáo mía đường quý I năm 2006

Agroviet, Bản tin Sản xuất và thị trường

Websit soctrang, 2006, Bản tin mía đường số 03

USDA, May 2006, World Sugar Situation

USDA, May 2006, Sugar: World Markets and Trade

USDA, June 2006, World refined sugar price

USDA, June 2006, World raw sugar price

Đinh Thị Kim PhượngNguyễn Thị Thu Phương


Báo cáo phân tích thị trường