Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Đặt Mua Báo Cáo
Trang Chủ
Giới thiệu
Giới thiệu chung
Cơ cấu tổ chức
Các lĩnh vực chuyên môn
Kinh nghiệm
Giá trị cốt lõi
Đối tác
Tin tức
Tin tức
Ðiều
Hồ tiêu
Lâm sản &gỗ
Rau quả
Chè
Sữa
Cà phê
Mía đường
Cao su
Thịt & thực phẩm
Phân bón
Thức ăn chăn nuôi
Thủy sản
Lúa gạo
Hoạt động
Bản tin
Các dự án,hoạt động đã làm
Các dự án
Nhân sự
Ban lãnh đạo
Phòng Tổng hợp
Phòng Thông tin truyền thông
Sản phẩm
Dữ liệu
Bản tin
Thư viện
Vì sao thương hiệu Việt mờ nhạt ?
22 | 09 | 2008
Chất lượng không thua kém nhiều nước khác nhưng hàng VN đều xuất khẩu dưới dạng gia công chế biến, hoặc phải chấp nhận cho DN nước ngoài gắn “tên tuổi” lên hàng hóa để hưởng lợi – cảnh báo tại Hội thảo “phát triển thương hiệu Việt” ngày 20/9 ở TPHCM.
Thiệt đơn, thiệt kép
GS TS Hồ Đức Hùng – Giám đốc Viện Nghiên cứu phát triển (ĐH Kinh tế TPHCM) nhận định: Do không quan tâm đến chiến lược xây dựng thương hiệu, các DN trong nước đang bị “o ép” và rơi vào thế bất lợi ngay trên sân nhà. Không phải ngẫu nhiên mà các tập đoàn, công ty nước ngoài một mặt tăng cường đầu tư chi phí quảng bá mạnh mẽ thương hiệu của mình, tạo sức ép cạnh tranh cực lớn đối với DN trong nước nhưng mặt khác họ bắt đầu khai thác một số thương hiệu nổi tiếng sẵn có của VN bằng cách bỏ tiền mua lại và phát triển thành thương hiệu của mình như tập đoàn Unilever mua lại kem đánh răng P/S và khai thác địa điểm xuất xứ “Phú Quốc” đối với sản phẩm nước mắm Knorr Phú Quốc. Chuyên gia này cung cấp một thông tin gây “choáng váng”: Kết quả điều tra gần đây của dự án hỗ trợ doanh nghiệp về năng lực xây dựng và quảng bá thương hiệu với mẫu là 500 doanh nghiệp trên toàn quốc thì có đến 25 -30% DN không hề đầu tư vào việc xây dựng thương hiệu, 70% tuy có đầu tư nhưng không đầy đủ, toàn diện. Chỉ có 5% số DN được hỏi là có đầu tư đầy đủ. DN VN xuất khẩu mạnh các mặt hàng tiêu dùng, nông thủy hải sản, thực phẩm… với chất lượng không thua kém với các sản phẩm quốc tế. Tuy nhiên, khoảng 90% sản phẩm VN vào thị trường thế giới hầu hết thông qua trung gian dưới dạng thô hoặc gia công cho các thương hiệu nước ngoài nên các thương hiệu VN thường rất mờ nhạt.“Vấn đề xây dựng thương hiệu có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc phát triển bền vững, có ý nghĩa chiến lược, sống còn. Thậm chí, không chỉ DN mà nhiều quốc gia hiện nay còn đẩy mạnh các hoạt động Marketing quảng bá hình ảnh, thương hiệu nhằm thu hút đầu tư, xúc tiến thương mại, tích trữ các nguồn lực để phát triển. Ở VN gần đây cũng đã chú ý đến vấn đề xây dựng thương hiệu với Phở 24, Bưởi 5 Roi,… Tuy nhiên, bên cạnh việc đẩy nhanh, cần quan tâm đến chiến lược xây dựng thương hiệu. Trong điều kiện hội nhập kinh tế toàn cầu, những khẩu hiệu như “nâng niu bàn chân Việt, người Việt xài hàng Việt”… như một số DN trong nước đã làm rõ ràng không còn phù hợp” – GS TS Hồ Đức Hùng khẳng định.
Bài học từ thương hiệu “Number one”!
Theo GS TS Hồ Đức Hùng, nước uống bổ dưỡng đóng chai Number one của VN là một trong những thương hiệu hiếm hoi thành công ngoạn mục trong chiến lược phát triển thương hiệu. Number One đã thực hiện được việc phân phối rộng rãi với mức giá phù hợp trong điều kiện bị các “ông lớn” trong ngành sản xuất kinh doanh nước giải khát cạnh tranh gay gắt. Sự thành công đó là nhờ thương hiệu này đã thể hiện được yếu tố khác biệt hóa bằng cách quảng bá đây là thức uống bổ dưỡng đầu tiên ở VN có giá bán thấp phù hợp với túi tiền số đông người dân. Ngoài ra, thương hiệu này còn tạo được yếu tố bất ngờ như tung ra sản phẩm thức uống bổ dưỡng vô chai (vốn là thách thức lớn đối với DN trong nước có nguồn vốn hạn chế, công nghệ lạc hậu) khiến cho các đối thủ lớn không quan tâm và không thể ứng phó khi Number One đã ở vào thế “tay trên”. Bên cạnh đó, việc đưa ra một sản phẩm phù hợp với cơ cấu dân số, thuê dịch vụ quảng cáo nước ngoài, các hoạt động tài trợ,… càng làm cho thương hiệu này nổi bật hơn. “Xây dựng thương hiệu thành công trước hết phụ thuộc vào việc tìm hiểu khách hàng đã, đang và sẽ tìm kiếm cái gì. Trong bối cảnh gia tăng cường độ cạnh tranh, thương hiệu giữ vai trò quyết định trong việc duy trì khách hàng trung thành, bổ sung không ngừng khách hàng mới, giúp DN tồn tại và phát triển bền vững” – ông Hùng khẳng định.Ông Stephen William Mangham– Chủ tịch Cty Ogilvy & Mather Singapore đưa ra khái niệm “Lý tưởng lớn” – thứ không thể thiếu trong hành trình xây dựng thương hiệu.“Steve Jobs của Cty Apple có niềm đam mê kết hợp chức năng cùng thiết kế; Google thì tin rằng mọi người cần được tiếp cận với tri thức và internet là công cụ để thực hiện điều này. Steve Wynn từng ấp ủ 30 năm giấc mơ xây dựng một tổ hợp giải trí hiện đại chưa từng có và ai cũng nghĩ ông điên nhưng giờ đây tổ hợp này đang được áp dụng rộng rãi từ Vegas đến Ma Cao và năm sau là Singapore. Một lý tưởng sẽ là mục đích cao hơn giúp thu hút sự ủng hộ cho thương hiệu từ nhiều nguồn, tạo nền tảng cho nhiều ý tưởng hay trong thời gian lâu dài và tạo ra sự ủng hộ bền vững để sinh ra nhu cầu thị trường” – Ông Stephen William Mangham chia sẻ.
Nguồn: tienphong.vn
Các Tin Khác
Bến Tre: chôm chôm cuối vụ rớt giá
19 | 09 | 2008
Hợp tác xã Phước Hải (BR-VT): Một thương hiệu về rau an toàn
18 | 09 | 2008
Rau quả VGFood được chọn bán tại hệ thống siêu thị Parkson
17 | 09 | 2008
Tiền Giang: Đỏng đảnh giá dứa
17 | 09 | 2008
Nhà vườn trồng thanh long theo VietGAP
15 | 09 | 2008
Mẫu rau vượt dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tại các chợ đầu mối ở Thành phố Hồ Chí Minh khá cao
12 | 09 | 2008
Hà Nội: Bảo vệ thương hiệu "Rau an toàn Vân Nội"
08 | 09 | 2008
Phú Thọ: Nhân rộng mô hình trồng dưa hấu trên đất cao cấy lúa năng suất thấp
06 | 09 | 2008
Sẽ thêm nhãn, chôm chôm vào Mỹ
05 | 09 | 2008
Vĩnh Long: cam, bưởi năm roi rớt giá mạnh
05 | 09 | 2008
Tin Liên Quan
Nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX và mở rộng diện tích SX theo quy trình VIETGAP: Cần làm tốt vấn đề đầu ra
6/16/2011 12:00:00 AM
Việt Nam sẽ điều tiết giá tiêu thế giới
11/20/2007 12:00:00 AM
Cần có thương hiệu hồ tiêu Việt Nam
7/29/2008 12:00:00 AM
Cà phê tăng giá: Nhiều DN sẽ thua lỗ nặng
7/11/2007 12:00:00 AM
Xuất khẩu hồ tiêu: Cờ đã đến tay, "phất" thế nào?
1/25/2008 12:00:00 AM
Năm 2008: xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam tiếp tục dẫn đầu trên thị trường thế giới
1/22/2008 12:00:00 AM
Hồ tiêu Việt Nam – nâng cao vị thế trên thị trường thế giới
1/29/2008 12:00:00 AM
Vĩnh Long: Bốn nhà liên kết mới nên thương hiệu
10/8/2010 12:00:00 AM
Có thương hiệu - hồ tiêu Việt Nam sẽ phát triển bền vững
4/15/2009 12:00:00 AM
Nông dân nói gì về VFA
5/25/2009 12:00:00 AM
Báo cáo phân tích thị trường
Phân bón
Thủy sản
Cao su
Sắn
Điều
Sữa
Gỗ
Thịt & thực phẩm
Hồ tiêu
Thức ăn CN
Lúa gạo
Thuốc trừ sâu
Mía đường
Thương mại
Cà phê
Nông thôn
Nông nghiệp
Đặt mua báo cáo
012.88.256.256
Chọn báo cáo
Huỷ
Trung tâm Thông tin Phát triển Nông nghiệp Nông thôn
×
Tên báo cáo
Báo cáo thường niên Ngành Thủy sản năm 2018 và Triển vọng 2019
Báo cáo ngành hàng Thịt Việt Nam năm 2018 và triển vọng 2019
Báo cáo Thương mại Nông sản Việt Nam sau 2 năm gia nhập WTO (TA)
Báo cáo thường niên Ngành Lúa gạo Việt Nam năm 2018 và Triển vọng 2019
Báo cáo thường niên ngành hồ tiêu Việt Nam năm 2018 và triển vọng năm 2019
Báo cáo thường niên ngành Hạt Điều Việt Nam năm 2018 và triển vọng năm 2019
Báo cáo thường niên ngành cao su thiên nhiên năm 2018 và triển vọng 2019
Báo cáo Thường niên ngành hàng cà phê Việt Nam năm 2018 và Triển vọng 2019
Báo cáo thường niên Ngành Phân bón năm 2017 và Triển vọng 2018
Báo cáo thường niên ngành Mía đường Việt Nam năm 2011 và triển vọng 2012 (TA)
Báo cáo thường niên ngành hàng mía đường Việt Nam 2017 và triển vọng 2018
Báo cáo ngành hàng Thịt Việt Nam năm 2017 và triển vọng 2018
Báo cáo thường niên Ngành Lúa gạo Việt Nam năm 2017 và Triển vọng 2018
Báo cáo thường niên Ngành Cà phê Việt Nam năm 2017 và Triển vọng 2018
Báo cáo thường niên ngành hàng thức ăn chăn nuôi Việt Nam năm 2017 và triển vọng 2018