PV: Thưa ông! Để quyền lợi người lao động sau cổ phần hoá được bảo đảm, chúng ta cần phải quan tâm tới vấn đề gì?
Ông Đặng Ngọc Tùng: Qua báo cáo Chính phủ, chúng ta thấy trong 14 năm qua, Chính phủ tiến hành sắp xếp tổ chức lại các doanh nghiệp trong nước từ 12.000 doanh nghiệp Nhà nước, nay chỉ còn 2.600, giảm 87%. Số doanh nghiệp Nhà nước còn lại 22% so với 10 năm trước, đây là một bước tiến. Nhưng mới nghe cứ nghĩ đã thực hiện cổ phần được 2.663 doanh nghiệp Nhà nước là rất lớn, nhưng phân tích cụ thể thì thấy đây đa số là những doanh nghiệp nhỏ, làm ăn thua lỗ, vốn được cổ phần hoá chỉ có 12% trong vốn tổng số các doanh nghiệp Nhà nước. Nhưng do Nhà nước chiếm giữ gần 50% cổ phần, nên thực chất vốn được CPH chỉ có 6%. Như vậy, số doanh nghiệp được cổ phần hoá tới 87%, nhưng vốn chỉ mới có 6%.
Trong 14 năm qua, số doanh nghiệp Nhà nước giảm 87%, nay còn 2.600 doanh nghiệp. |
|
Theo báo cáo thì các doanh nghiệp sau khi cổ phần hoá làm việc hiệu quả, thu nhập người lao động tăng, nộp NS tăng, nghĩa là sau cổ phần hoá đều có lợi. Báo cáo của kiểm toán thì Nhà nước đầu tư cho các doanh nghiệp này 20 đồng vốn, mới được 1 đồng lãi.
Qua kiểm toán của 44 doanh nghiệp Nhà nước, tỷ suất lợi nhuận/ vốn của các doanh nghiệp này thấp (6,7%), trong khi đó, Trung Quốc là 20%, Ấn Độ là 24%. Ngay ở Việt Nam, qua thống kê các doanh nghiệp Nhà nước và cổ phần hoá thì tỷ suất này tới 33%. Nếu mà vốn của doanh nghiệp Nhà nước được cổ phần hoá nhiều vốn, đưa lại hiệu quả kinh tế cao hơn nữa. Thứ hai là, một số doanh nghiệp có mặt bằng quá lớn, địa thế lớn, đẩy cổ phần của người ta lên cao. Đại đa số người lao động không có tiền mua cổ phần trong các doanh nghiệp này, tuy được giảm 40% so với bình quân giá đấu thầu. Nhưng Nhà nước phải nghiên cứu Nghị định 187/CP nghĩa là 40% nhưng giá thầu thấp nhất. Thứ ba là theo Nghị định 28, 44, 64, người lao động nghèo được mua cổ phần ưu đãi trả chậm, còn Nghị định 187 không có, thiệt thòi cho người lao động. Như vậy, chúng ta nên duy trì Nghị định này, để bảo vệ quyền lợi của người lao động nghèo. Vì có nhiều doanh nghiệp được CPH, vốn tự có của các doanh nghiệp là khá lớn, đây là công sức của đại đa số người lao động đóng góp. Nghị quyết của Đảng chỉ rõ cần thiết phải tính vốn tự có (hoặc một phần) này để chia cổ phần cho người lao động, đặc biệt là những người lao động nghèo, thúc đẩy sự cống hiến của người lao động, nhưng Nhà nước chưa có chính sách thực hiện chủ trương đúng đắn này. Thứ tư là giá trị về sử dụng đất trong các doanh nghiệp, có doanh nghiệp chiếm vị thế tốt, có doanh nghiệp chiếm nhiều quá, người ta găm dữ mặt bằng đó. Nếu đưa một phần giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp thì buộc các doanh nghiệp thì buộc các doanh nghiệp tính toán có hiệu quả, thì có lợi hơn trong sự phát triển chung của xã hội. Khi đó, Nhà nước có thể lấy bớt một mặt bằng đó phục vụ công trình phúc lợi, nếu không Nhà nước cần điều chỉnh lại giá cho thuê đất, cho bằng với giá thị trường, để không có sự phân biệt giữa các thành phần kinh tế. Thứ năm là Nhà nước cần tiếp tục duy trì Nghị định 41, 155, vì trong tiến trình cổ phần hoá còn kéo dài tới 2010, phải duy trì bảo đảm quyền lợi người lao động làm việc trong doanh nghiệp.
PV: Quyền lợi của người lao động trong đại hội cổ đông không lớn? Ý kiến của ông như thế nào?
Ông Đặng Ngọc Tùng: Tuyệt đại đa số là người lao động là người nghèo, không có tiền mua cổ phần. Vậy Nhà nước có giải pháp như thế nào để người lao động mua được cổ phần của mình trong doanh nghiệp? Trước đây, theo Nghị định 28, 44, 64, người lao động mua cổ phần ưu đãi không được bán sau 3 năm, nghĩa là người ta mua được cổ phần đó, sau đó người ta thấy được công sức của mình trong doanh nghiệp và họ đóng góp để phát triển doanh nghiệp trong CPH. Còn như hiện tại, vì họ không có tiền, không vay ngân hàng được, nên đành “bán lúa non”. Nhiều trường hợp, thực chất cổ phần là của người lãnh đạo doanh nghiệp, nhưng tên là của người công nhân. Như vậy thì người lao động lại “tay trắng”, lại đi làm thuê cho các ông chủ mới. Vì thế, Nhà nước phải nghiên cứu để người lao động có cổ phần trong doanh nghiệp của mình. Nếu quy định sau 3 năm được bán hay không cổ phần ưu đãi đó, thì hay hơn.
PV: Vai trò của công đoàn trong doanh nghiệp CPH được hát huy như thế nào? Thưa ông!
Ông Đặng Ngọc Tùng: Đa số các doanh nghiệp sau khi CPH, điều kiện hoạt động của tổ chức công đoàn, tổ chức Đảng, Đoàn Thanh niên giảm đi rất nhiều. Vì vậy, trong đại hội công nhân viên chức phải đảm bảo quyền của người lao động và cơ chế hoạt động và cơ chế hoạt động của tổ chức Đảng và các đoàn thể khác, đảm bảo tạo điều kiện các tổ chức hoạt động tốt hơn.
PV: Xin cảm ơn ông!./.