Với cơ chế áp đặt này, thị trường - mà cụ thể là NTD và các DN phụ thuộc nguyên liệu đầu vào là xăng dầu phải tuân theo. Ngày 21.7, khi giá dầu thế giới ở mức 147USD/thùng thì DN kinh doanh xăng dầu châm "ngòi nổ" tăng giá.
Xăng A92 từ 14.500đ/lít lên 19.000đ/lít. Diesel 0,05S tăng từ 13.950 đồng lên 15.950đ/lít. Sau cú tăng giá này, từ tháng 9.2008, kinh doanh xăng dầu được chuyển sang tuân thủ hoàn toàn cơ chế thị trường.
Tại cuộc họp báo, cả đại diện Bộ Tài chính, Công Thương và các DN đều cho rằng: Thị trường và hoạt động kinh doanh xăng dầu của VN đã có bước chuyển biến lớn. Theo đó, kinh doanh xăng dầu sẽ vận hành sát theo giá và diễn biến của thị trường thế giới. Điều đó có thể hiểu là giá thế giới lên thì giá bán trong nước cũng sẽ lên; ngược lại, NTD sẽ được hưởng lợi khi giá thế giới giảm.
Tuy nhiên, thực tế diễn biến đã làm thất vọng NTD bởi việc giảm giá luôn diễn ra chậm, mức giảm không tương xứng. Đặc biệt là việc các DN luôn "nhìn nhau" để giảm giá và giảm giá "đồng hạng". Vậy hãy xem chiến thuật và cơ chế áp đặt này được DN thực hiện như thế nào.
Từ tháng 8.2008 đến nay, khi giá dầu thế giới giảm từ 147USD xuống còn hơn 40USD/thùng (tương ứng với mức giảm hơn 60%), nhưng DN chỉ giảm giá xăng từ 19.000đ/lít xuống 11.000đ/lít (mức giảm chưa đến 50%). Tuy nhiên trong quá trình giảm giá, DN đã chia nhỏ tới 10 lần giảm giá xăng và nhiều lần giảm giá dầu.
Bảng giá dầu thế giới và giá xăng dầu bán lẻ trong nước
Ngày | Xăng A92 (đ/lít) | Diesel(đ/lít) | Dầu hoả (đ/lít) | Giá dầu thế giới(USD/thùng) |
21.7 | 19.000 | 15.950 | 20.000 | 147 |
14.8 | 18.000 | | | 113 |
27.8 | 17.000 | | | |
8.10 | 16.500 | 15.500 | | 88 |
16.10 | 16.000 | | 16.500 | 75 |
18.10 | 15.500 | 14.500 | 16.000 | 71 |
31.10 | 15.000 | 14.000 | 15.500 | 64 |
8.11 | 14.000 | 13.000 | 14.500 | 60 |
15.11 | 13.000 | 13.000 | 13.500 | 57 |
1.12 | 12.000 | 12.000 | 13.000 | 53 |
10.12 | 11.000 | | 12.000 | 44 |