Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Kinh tế Trung Quốc tác động xấu đến kinh tế toàn cầu
19 | 01 | 2009
Theo cảnh báo mới được đưa ra gần đây của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) thì sự sự xuống dốc nhanh chóng của nền kinh tế Trung Quốc sẽ là mối nguy hiểm lớn nhất mà thế giới sẽ phải đối mặt trong năm nay.

Báo cáo của Diễn đàn kinh tế thế giới cho rằng sự suy yếu của nền kinh tế Trung Quốc có thể sẽ tạo ra những căng thẳng xã hội trong nước và đặt áp lực lên hệ thống tài chính toàn cầu. Báo cáo này cũng cảnh báo về những nguy hiểm của các mức thâm hụt cao khi chính phủ các nước trên thế giới ứng phó theo các cách riêng của họ nhằm thoát khỏi tình trạng suy thoái.

Cuộc họp hàng năm của Diễn đàn sẽ diễn ra tại Davos, Thụy Sĩ sẽ vào cuối tháng này. Sự kiện diễn ra trong 5 ngày này sẽ thu hút hầu hết lãnh đạo các nước, các lãnh đạo trong lĩnh vực kinh tế, các hội viên học viện, các thành viên của các liên hiệp thương mại, các nhà chiến lược và cả những những nhân vật ít danh tiếng.

Khủng hoảng tài chính và hậu quả của nó là sự xuống dốc của nền kinh tế có thế sẽ là vấn đề nóng bỏng nhất của hội nghị. Ông Daniel Hofmann - Nhà kinh tế chủ chốt của công ty dịch vụ tài chính Zurich và đồng tác giả của báo cáo này cho hay “Kinh tế toàn cầu vẫn chưa thể khởi sắc khi nó vẫn tiếp tục lao đao.”Ông nói thêm “Một trong những nguy hiểm lớn nhất là cuộc chiến chống khủng hoảng hiện tại này có thể khiến cho các doanh nghiệp và các chính phủ không nhận thức được những nguy hiểm lâu dài.”

Báo cáo cho rằng tăng trưởng của Trung Quốc có thể rơi xuống mức 6% và còn có thể dưới mức đó trong năm nay. Đó là một mối nguy hiểm.

Mức tăng trưởng đó sẽ thấp hơn nhiều so với dự đoán 7% của ngân hàng thế giới (WB) và tình hình này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế thế giới đang ngày một suy yếu. Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 11,9% năm 2007, tuy nhiên các nhà kinh tế cho biết, năm 2008 con số đó chỉ bằng một nửa. Mặc dù được dự báo là sẽ khả quan hơn suy thoái xảy ra tại Anh và Mỹ nhưng đây sẽ là một giai đoạn suy yếu nhất của nước này kể từ năm 1990 của quốc gia đông dân này.

Cũng theo báo cáo của WEF, thị trường chứng khoán toàn cầu đã suy giảm giảm xuống mức trung bình khoảng 50% năm ngoái và cảnh báo rằng sự chao đảo này sẽ còn tiếp tục. Và một điều nữa là trong khi có những mối lo về tình hình giảm phát hiện tại thì lạm phát lại là một mối quan ngại lớn hơn về lâu dài khi các chính phủ nỗ lực hành động kích thích kinh tế cho nước mình.



Nguồn: www.dddn.com.vn
Báo cáo phân tích thị trường