Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Thị trường nhập khẩu phân bón tháng 2/2009
09 | 04 | 2009
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, lượng phân bón nhập khẩu về trong tháng 2/2009 tăng gấp 2,22% so với tháng trước, đạt trên 397 ngàn tấn đưa nhập khẩu phân bón hai tháng đầu năm 2009 đạt 576 ngàn tấn với trị giá 183,3 triệu USD, giảm 17% về lượng và giảm 27,9% về trị giá so với 2 tháng đầu năm 2008.

Đáng chú ý, trong tháng 2/2009, lượng phân bón nhập về từ thị trường Thụy Sỹ tăng rất mạnh so với tháng 2/2008, tăng từ 450 tấn của năm trước lên 38,5 ngàn tấn, còn so với tháng trước tăng 74,98%. Do đó, tổng lượng phân bón nhập về từ thị trường này 2 tháng đầu năm nay đạt 60,5 ngàn tấn với trị giá 16,74 triệu USD. Chủng loại phân bón nhập về từ Thụy Sỹ là DAP và SA. Giá DAP nhập về từ thị trường này cao hơn 60 USD/tấn so với giá nhập về từ Trung Quốc, đạt 370 USD/tấn; nhưng giá nhập khẩu SA lại thấp hơn 31 USD/tấn, đạt 108 USD/tấn, CFR cảng Khánh Hội.

Bên cạnh đó, lượng phân bón nhập về trong tháng 2/2009 từ một số thị trường khác cũng tăng khá như Philippin tưagn 206,6%, Hàn quốc tăng 318,3%, Nga tăng 238,44% so với lượng nhập khẩu tháng trước...

Trong khi đó, nhập khẩu phân bón về từ thị trường Ukraina lại giảm 51,47% về lượng và giảm 77,8% về trị giá so với tháng trước. Chủng loại phân bón nhập về từ thị trường này là SA với giá nhập 125 USD/tấn, CFR, cảng Qui Nhơn.

Đặc biệt, Trung Quốc vẫn là thị trường cung cấp phân bón lớn nhất cho Việt Nam trong tháng 2.2009, chiếm 53,3% tổng lượng phân bón nhập khẩu của cả nước, đạt trên 214 ngàn tấn với trị giá 76,85 triệu USD, tăng 175,58% về lượng và tăng 163,12% về trị giá so với tháng 1/09. Chủng loại phân bón nhập khẩu chủ yếu từ thị trường này là Urea, DAP, Kali, SA, NPK.

Tính đến hết tháng 2/2009, tổng lượng phân bón nhập về từ thị trường Trung Quốc đạt gần 292 ngàn tấn với trị giá 106 triệu USD, giảm 13,36% về lượng và giảm 21,41% về trị giá so với cùng kỳ năm 2008. 



Nguồn: www.phanbonmiennam.com.vn
Báo cáo phân tích thị trường