Tái trồng rừng: Những bất trắc và sự bền vững
07 | 08 | 2007
Vai trò của Rừng trên các góc độ tự nhiên-kinh tế và xã hội đều rất quan trọng. Bởi vậy, tại Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới, vấn đề khôi phục, bảo vệ và phát triển rừng trở thành mục tiêu của nhiều chương trình và dự án quốc gia.
Vai trò của Rừng trên các góc độ tự nhiên-kinh tế và xã hội đều rất quan trọng. Bởi vậy, tại Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới, vấn đề khôi phục, bảo vệ và phát triển rừng trở thành mục tiêu của nhiều chương trình và dự án quốc gia. Tuy nhiên, không phải lúc nào các chương trình và dự án quốc gia về rừng của các chính phủ-vốn là những chính sách phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố-cũng đạt được kết quả như mong muốn. Một trong những yếu tố cần phải được xác định và luôn được kiểm chứng thường xuyên đó là mức độ phù hợp hay “gặp gỡ” giữa các mục tiêu, biện pháp của các chính sách về rừng với các vấn đề về nhận thức, lợi ích và động cơ của các tác nhân xã hội có liên quan, cả ở cấp độ vùng, cộng đồng và các hộ gia đình.
Nhằm góp phần lãm rõ những vấn đề trên, trong khuôn khổ hợp tác của Chương trình MSEC ở Việt Nam và Dự án MISPA, dưới sự tổ chức của Trung tâm Phát triển Nông thôn (Rudec), thuộc Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (Ipsard), một cuộc hội thảo về vấn đề “Phục hồi rừng ở miền Bắc Việt Nam: Những bất trắc và sự bền vững” đã diễn ra ngày 22/9/2006, do Nghiên cứu sinh Floriane Clément (Viện nghiên cứu phát triển Pháp-IRD) trình bày.Nghiên cứu này tập trung vào làm rõ các vấn đề liên quan đến (1) Các tiêu chí để quản lý đất bền vững, và (2) Động lực thúc đẩy sự chuyển đổi sử dụng đất. Thông qua việc phân tích các chính sách trong những năm gần đây đóng góp như thế nào đối với việc thay đổi mục đích sử dụng đất ở vùng núi phía Bắc Việt Nam và tại sao, điều gì xảy ra giữa mục tiêu của chính sách với quyết định cuối cùng của người dân, tác giả nghiên cứu mong muốn đưa ra được những kiến nghị chính sách hữu ích. Địa bàn nghiên cứu được lựa chọn là xã Tiến Xuân, tỉnh Hòa Bình.Những câu hỏi nghiên cứu cụ thể được đặt ra bao gồm:- Liệu các chính sách quốc gia có ảnh hưởng đến các chiến lược và quyết định liên quan đến việc sử dụng đất của các hộ gia đình tại địa phương?
- Quá trình hành động và quyết định từ việc thực hiện các chính sách tới các quyết định của hộ gia đình diễn ra như thế nào?
Mặc dù địa bàn nghiên cứu được lựa chọn chỉ bao gồm một xã với số lượng đối tượng phỏng vấn còn hạn chế chưa thể mang tính đại diện cho toàn khu vực miền Bắc Việt Nam, tuy nhiên những kết quả ban đầu mà nghiên cứu này đạt được vẫn rất hữu ích cho các nhà hoạch định chính sách cũng như các nhà nghiên cứu, nhất là về góc độ phương pháp tiếp cận của nghiên cứu. Tóm tắt các kết quả nghiên cứu có thể tham khảo tại đây.
Ngô Vi Dũng