Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Trung Quốc: “Siết đai” quản lý, giám sát kiểm dịch XNK Thức ăn chăn nuôi
24 | 08 | 2009
Ngày 23/02/2009, Tổng cục kiểm dịch kiểm nghiệm giám sát chất lượng Trung Quốc (AQSIQ) đã thông qua “Biện pháp quản lý giám sát kiểm dịch chất phụ gia trong Thức ăn chăn nuôi và xuất nhập khẩu Thức ăn chăn nuôi”, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/09 tới đây. Các Chuyên gia AGROINFO cho biết, các quy định trên sẽ gây ảnh hưởng tới tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc trong thời gian tới.

Biện pháp này đã đưa ra những quy định cụ thể về quy trình cấp phép đăng ký xuất khẩu (XK) của các doanh nghiệp (DN) cũng như vấn đề kiểm dịch việc xuất nhập khẩu (XNK) Thức ăn chăn nuôi (TACN) nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh động vật cũng như sức khoẻ của con người. Theo đó tiêu chuẩn mới sẽ quy định chặt chẽ hơn về xuất xứ, đánh giá hệ thống sản xuất, tiêu chuẩn gia nhập thị trường, vấn đề ATVSTP….

Hiện Việt Nam XK sang Trung Quốc (TQ) một lượng khá lớn các mặt hàng sắn, dong, khoai và tăng trưởng kim ngạch XK mặt hàng này đứng trong Top 10 năm 2008. Theo nguồn tin của Bộ Công thương, từ nguyên liệu ít được chú ý, trong thời điểm này sắn chiếm vị thế nổi trội hơn cả lúa gạo, và đang trở thành một trong những mặt hàng được các doanh nghiệp nước ngoài tìm mua nhiều nhất trên các trang thương mại điện tử.

Tại cảng Sài Gòn, giá sắn XK đang ở mức 175 USD/tấn (3.180 đồng/kg), tại cửa khẩu Hữu Nghị là 2.800 – 2.900 đồng/kg. Nếu giá XK từ nay đến cuối năm vẫn giữ ở mức bình quân như trên, thì tổng kim ngạch XK sắn 2009 sẽ đạt khoảng 800 triệu USD.

Từ thành công này, Bộ Công Thương đã đưa cây sắn và các sản phẩm chế biến từ sắn vào nhóm những mặt hàng XK chủ lực trong năm nay. Kim ngạch XK sắn hơn 7 tháng đầu năm ước đạt giá trị hơn 408 triệu USD, tăng 4,4 lần về lượng và 2,8 lần về giá trị so với cùng kỳ năm 2008, trong đó hơn 90% lượng sắn xuất sang thị trường TQ.

Chuyên gia phân tích Ngành hàng Phan Hồng Liên của AGROINFO cho biết: Quy định thắt chặt quản lý giám sát kiểm dịch nói trên của AQSIQ có thể sẽ phần nào ảnh hưởng tới tình hình XK của Việt Nam trong thời gian tới, đặc biệt là tỷ suất chịu rủi ro cao trước các biện pháp kỹ thuật nhằm ép giá từ phía TQ.

Dưới đây là chi tiết toàn văn một số nội dung chủ yếu của Văn bản Biện pháp quản lý giám sát kiểm dịch chất phụ gia trong TACN và XNK TACN do AQSIQ ban hành:

Chương III: Kiểm dịch, kiểm nghiệm việc xuất nhập khẩu
Phần I:
Việc cấp phép đăng ký
Điều 10: AQSIQ thực hiện chế độ cấp phép đăng ký đối với xí nghiệp sản xuất của TQ hoặc khu vực được phép nhập khẩu (NK) TACN, TACN được nhập khẩu phải xuất xứ từ DN sản xuất nước ngoài có đăng ký rõ ràng.

Điều 11: Xí nghiệp sản xuất nước ngoài phải phù hợp với nhu cầu liên quan tới tiêu chuẩn, pháp luật của TQ hoặc khu vực, và đạt được yêu cầu phù hợp với tiêu chuẩn và luật pháp TQ, Ban - Ngành chủ quản khu vực/quốc gia đã XK sau khi kiểm tra đạt tiêu chuẩn phải báo cáo lên AQSIQ. Tài liệu báo cáo bao gồm:

1. Thông tin về DN: Tên gọi, địa chỉ, mã đăng ký kinh doanh
2. Thông tin về sản phẩm đăng ký: Tên gọi, thành phần nguyên liệu chủ yếu, công dụng…
3. Chứng nhận của cấp có thẩm quyền: Bằng chứng về việc cấp có thẩm quyền phê chuẩn, sản phẩm được phép XK ra nước khác hoặc buôn bán tự do tại khu vực.

Điều 12: AQSIQ phải tiến hành thẩm tra đối với tài liệu báo cáo này.Trong trường hợp thẩm tra không đạt tiêu chuẩn, thông báo Ban, Ngành chủ quản khu vực/quốc gia XK đính chính bổ sung.
Trong trường hợp thẩm tra đạt tiêu chuẩn, sau khi đạt được thoả thuận với Ban, Ngành chủ quản khu vực/quốc gia XK, AQSIQ cử chuyên gia đến khu vực/quốc gia XK tiến hành thẩm tra đối với hệ thống quản lý giám sát an toàn TACN, và tiến hành kiểm tra xác suất doanh nghiệp yêu cầu đăng ký XK TACN. Các DN kiểm tra không đạt yêu cầu, không được phép đăng ký sẽ được thông báo nguyên nhân lên Ban, Ngành khu vực/quốc gia XK; đối với các DN kiểm tra đạt yêu cầu và các DN khác không bị kiểm tra xác suất thì được phép đăng ký, và công bố công khai trên mạng của AQSIQ.

Điều 13: Thời hạn đăng ký có hiệu lực là 5 năm
Các DN sản xuất nước ngoài muốn kéo dài thời hạn, do Ban, Ngành chủ quảnquốc gia/khu vực XK đề xuất yêu cầu kéo dài thời hạn lên AQSIQ trước khi hết thời hạn 6 tháng. Khi cần thiết, AQSIQ có thể cử chuyên gia đến hệ thống quản lý giám sát an toàn TACN khu vực/quốc gia XK tiến hành thẩm tra lại, và tiến hành kiểm tra xác suất DN sản xuất nước ngoài yêu cầu gia hạn, đối với các DN sản xuất nước ngoài yêu cầu gia hạn trong trường hợp kiểm tra xác suất đạt tiêu chuẩn hoặc không phải kiểm tra sẽ được đăng ký cho gia hạn thêm 5 năm.

Điều 14: DN sản xuất nước ngoài đã đăng ký nhưng bị đóng cửa, chuyển sang sản phẩm khác, bị phá sản hoặc các Ban, Ngành chủ quản khu vực/quốc gia XK thu hồi và huỷ giấy phép sản xuất, giấy phép kinh doanh, AQSIQ chú ý hủy bỏ cấp phép đăng ký.

Phần II: Kiểm dịch, kiểm nghiệm

Điều 15: TACN nhập khẩu phải làm giấy cho phép kiểm dịch động thực vật nhập cảnh, phải căn cứ vào quy định liên quan làm giấy cho phép kiểm dịch động thực vật nhập cảnh.
Điều 16: Nhà NK hoặc đại lý trong thời gian/trước khi nhập TACN phải báo cáo kết quả kiểm dịch lên cơ quan kiểm dịch kiểm nghiệm (CQKDKN), khi báo cáo kết quả nên cung cấp giấy chứng nhận xuất xứ, hợp đồng thương mại, giấy chứng nhận tín dụng, vận đơn, hóa đơn v.v…, và căn cứ vào yêu cầu không giống nhau của sản phẩm cung cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động thực vật nhập cảnh, giấy chứng nhận KDKN quốc gia/khu vực NK, “Giấy đăng ký nhập khẩu TACN và chất phụ gia TACN”.

Điều 17: CQKDKN căn cứ vào yêu cầu sau đây để tiến hành thực hiện kiểm dịch, kiểm nghiệm TACN NK:
1. Yêu cầu KDKN của luật pháp TQ, tiêu chuẩn về tính cưỡng chế quốc gia, và quy định của AQSIQ;
2. Hiệp định song phương, nghị định thư, bi vong lục;
3. Yêu cầu chứng minh “Giấy chứng nhận đã kiểm dịch động thực vật nhập cảnh”.

Điều 18: CQKDKN căn cứ vào quy định dưới đây kiểm tra hiện trường thực hiện NK TACN:
1. Kiểm tra đối chiếu chứng nhận hàng hóa: Kiểm tra đối chiếu tên gọi, số lượng, bao bì, ngày sản xuất, số hiệu container, khu vực hoặc nước XK, tên DN sản xuất và số đăng ký v.v… có phù hợp với thông tin hay không;
2. Kiểm tra nhãn hiệu: Nhãn hiệu có phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia về nhãn hiệu TACN hay không;
3. Dùng giác quan để kiểm tra: Bao bì, đồ đựng có còn nguyên vẹn không, đã vượt quá thời hạn bảo trì, có hoặc không biến chất ôi thiu, có hoặc không mang theo sinh vật có hại, cấm nhập cảnh đồ có kèm theo đất, xác động vật, chất thải động vật v.v…

Điều 19: Trong trường hợp kiểm tra hiện trường có một trong các vấn đề sau, CQKDKN ký ban hành “Thông tư xử lý kiểm dịch, kiểm nghiệm” do chủ hàng hoặc đại lý trong quá trình kiểm tra giám sát CQKDKN trả lại hoặc xử lý bằng cách hủy bỏ:
(1) Quốc gia/khu vực XK không nằm trong danh mục quốc gia/khu vực cấm nhập khẩu;
(2) Sản phẩm đến từ các DN sản xuất nước ngoài không đăng ký;
(3) Sản phẩm không được đăng ký đến từ các DN sản xuất nước ngoài đã đăng ký;
(4) Vận đơn không đúng;
(5) Nhãn mác không phù hợp với tiêu chuẩn;
(6) Quá thời hạn bảo trì hoặc bị biến chất;
(7) Trường hợp phát hiện sinh vật dính bùn đất, xác động vật, chất thải của động vật, sinh vật gây hại.

Điều 20: Kiểm nghiệm hiện trường phát hiện bao bì sai, đồ đựng bị thủng, do chủ hàng hoặc đại lý chịu trách nhiệm hoàn thành tốt. Trong trường hợp bao bì bị rách lây lan mối nguy dịch bệnh lên động vật, phải tiến hành xử lý kiểm dịch vùng đất, sản vật, dụng cụ bị ô nhiễm.

Điều 21: CQKDKN lấy sản phẩm không giống nhau của DN sản xuất nước ngoài gửi đến phòng thực nghiệm tiến hành kiểm tra mục an toàn vệ sinh

Điều 22: Trong trường hợp kiểm dịch kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn, CQKDKN ký và ban hành “Giấy chứng nhận kiểm dịch kiểm nghiệm động thực vật nhập cảnh”.
Trong trường hợp kiểm dịch kiểm nghiệm không đạt tiêu chuẩn, CQKDKN ký và ban hành “Giấy thông báo xử lý kiểm dịch, kiểm nghiệm”, chủ hàng hoặc đại lý tiêu huỷ, trả lại hoặc xử lý xóa bỏ, trong quá trình kiểm tra giám sát của CQKDKN; Trong trường hợp bắt buộc có đền bù thiệt hại, CQKDKN đưa ra giấy chứng nhận liên quan. CQKDKN nên báo cáo thông tin không đạt tiêu chuẩn sau khi kiểm dịch kiểm nghiệm TACN nhập khẩu lên AQSIQ.

Điều 23: Chủ hàng hoặc đại lý khác chưa lấy được “Giấy chứng nhận kiểm dịch, kiểm nghiệm thực vật nhập cảnh” do CQKDKN đưa ra, không thể tự động chuyển dịch, bán, sử dụng TACN nhập khẩu.

Điều 24: Trường hợp dỡ hàng TACN nhập khẩu ra khỏi cảng, trước tiên CQKDKN cảng dỡ hàng nên đưa ra thông tư xử lý tình hình kịp thời và kết quả kiểm dịch kiểm nghiệm theo hình thức văn bản; trong trường hợp xuất giấy chứng nhận ra nước ngoài, CQKDKN cảng dỡ hàng sau khi tổng hợp sẽ xuất giấy chứng nhận.

Phần III: Quản lý kiểm tra giám sát

Điều 25: DN nhập khẩu phải thực hiện việc dán nhãn mác bao bì TACN trước khi nhập cảnh theo chỉ định của CQKDKN, trực tiếp điều động doanh nghiệp chế biến, sản xuất TACN theo chỉ đạo của CQKDKN.

Quốc gia hạn chế phạm vi dùng TACN có nguồn gốc dùng động vật NK, trên bao bì TACN gia nhập thị trường có nguồn gốc động vật phải chú thích dùng làm thức ăn cho loài vật nào.

Điều 26: CQKDKN thực hiện quản lý hồ sơ về DN nhập khẩu TACN (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp nhập khẩu - DNNK). DNNK phải kiểm tra báo cáo trước khi NK lần đầu tiên hoặc trong lúc kiểm tra báo cáo, cung cấp bản sao giấy phép kinh doanh đính kèm hồ sơ kiểm nghiệm kiểm dịch.

Điều 27: DNNK nên xây dựng hồ sơ kinh doanh, ghi chép các thông tin về nhập khẩu TACN như: Số hiệu kiểm tra báo cáo, tên sản phẩm, số lượng/trọng lượng, bao bì, nước/khu vực XK, nhà XK nước ngoài, tên DN sản xuất nước ngoài và số đăng ký, “Giấy chứng nhận kiểm dịch kiểm nghiệm hàng nhập cảnh” v.v…, thời hạn lưu giữ hồ sơ nhiều hơn 2 năm.

Điều 28: CQKDKN tiến hành thẩm tra định kỳ hồ sơ kinh doanh của DNNK, thẩm tra không đạt chuẩn, sẽ đưa vào danh sách đen, kiểm dịch kiểm nghiệm nghiêm ngặt đối với các mặt hàng nhập khẩu TACN khác.

Điều 29: Câu chuyện về an toàn TACN xảy ra ở nước ngoài sẽ liên quan đến TACN đã nhập khẩu, thông báo Ban, Ngành liên quan trong nước hoặc hộ dân phản ánh về vấn đề an toàn vệ sinh TACN nhập khẩu, CQKDKN nên triển khai điều tra và tiến hành xử lý theo quy định của pháp luật.

TACN nhập khẩu trước khi xảy ra tình trạng không tốt, có thể gây hại cho động vật, sức khỏe con người và an toàn sinh mạng, doanh nghiệp nhập khẩu TACN nên chủ động trả hàng, và báo cáo lên CQKDKN. Trường hợp DN nhập khẩu không thực hiện trả hàng, CQKDKN có thể chịu trách nhiệm lệnh cho DNNK phải trả hàng và đưa vào “Danh tác đen”./.

Báo Sài Gòn Tiếp thị ngày 25/08/2009



Võ Nga - Thúy Chinh/ AGROINFO
Báo cáo phân tích thị trường