Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Ngành thủy sản cuối năm và cơ hội của AGF
15 | 10 | 2009
Thời điểm cuối năm quý III, quý IV thường là thời điểm xuất khẩu thủy sản duy trì được giá trị xuất khẩu cao nhất và mang lại lợi nhuận nhiều nhất cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản.

Dự báo xuất khẩu thủy sản Việt Nam quí IV/2009 sẽ có sự chuyển biến tích cực so với 9 tháng đầu năm 2009. Sự phục hồi này dựa vào một số nguyên nhân như nhu cầu tiêu thụ tại các thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam như Hoa Kỳ, Nhật Bản và EU tăng trở lại, các rào cản thương mại và kỹ thuật của các nước nhập khẩu đang được dỡ bỏ dần (giữa tháng 8/2009, EC chấp thuận bổ sung 30 doanh nghiệp Việt Nam đủ tiêu chuẩn, nâng tổng số lên 330 doanh nghiệp).

Đặc biệt Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản chính thức có hiệu lực từ ngày 01/10/2009, trong đó, 86% nhóm hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản (thị trường tiêu thụ thủy sản lớn và ổn định) được ưu đãi về thuế. Thị trường Nga mở cửa trở lại với nhiều doanh nghiệp Việt Nam trong đó có Công ty CP Nam Việt; Công ty CP XNK Thủy sản An Giang v.v...

Theo thống kê hàng năm, thời điểm cuối năm quý III, quý IV thường là thời điểm xuất khẩu thủy sản duy trì được giá trị xuất khẩu cao nhất và mang lại lợi nhuận nhiều nhất cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản.

Trong 3 năm trở lại đây, tháng 10 cũng là thời điểm cao điểm nhất của xuất khẩu thủy sản của Việt Nam so với các tháng còn lại của năm. Năm 2009 này, thời điểm 2 quý cuối năm cũng được xem là có lợi đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản do đây là 2 quý cho thấy dấu hiệu phục hồi rõ nét hơn của nền kinh tế toàn cầu, dẫn đến nhu cầu nhập khẩu thủy sản của thế giới được dự báo tăng.

Ngoài ra, gói kích cầu II của Chính phủ nếu được thực thi cũng sẽ được kỳ vọng tập trung hỗ trợ các ngành xuất khẩu trọng điểm, trong đó có thủy sản.

Thị trường xuất khẩu chính của thủy sản Việt Nam có thể kể đến như các thị trường EU, Nga, Nhật, Mỹ... Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lớn hiện nay có thể kể đến như Công ty CP Thủy sản Hùng Vương, Công ty CP Nam Việt, Công ty CP xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre, Công ty CP thủy hải sản Minh Phú và Công ty CP XNK Thủy sản An Giang (AGF).

Trong số 10 doanh nghiệp đứng đầu, AGF đứng thứ 6 trong số các doanh nghiệp hàng đầu xuất khẩu cá tra, ba sa của Việt Nam. Xét trường hợp của AGF trong ngành thủy sản, chúng tôi thấy cơ hội của AGF có một số đặc điểm như sau:

Về kinh doanh: Hiện tại, tuy kết quả kinh doanh cốt lõi của AGF chưa thực sự nổi bật trong thời kỳ khó khăn nhưng với sự phục hồi chung của toàn ngành, AGF sẽ đạt những kết quả kinh doanh đáng khích lệ trong quí IV/2009.

Tính đến 15/09/2009, AGF đã xuất khẩu được 14.149 tấn, đạt giá trị 34,138 triệu USD. AGF có khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong ngành nhờ nguồn nguyên liệu dồi dào, ổn định với hơn 80 ha nuôi trồng thủy sản.

Về quan hệ sở hữu: AGF đã đầu tư 400.000 cổ phiếu vào Công ty CP thủy sản Hùng Vương, sau đó được chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 20% (Công ty CP thủy sản Hùng Vương hiện là doanh nghiệp dẫn đầu về sản lượng xuất khẩu cá tra, ba sa tại Việt Nam).

Ngoài ra, Công ty Hùng Vương cũng sở hữu khoảng trên 20% cổ phần của AGF (tính đến thời điểm cuối tháng 8/2009). Ngày 12/10, HoSE đã nhận hồ sơ đăng ký niêm yết lần đầu của CTCP Hùng Vương niêm yết gần 60 triệu cổ phiếu trên sàn TP.HCM.

Về ưu đãi thuế: Trong những ngày trung tuần tháng 3/2009, Bộ thương mại Mỹ DOC công bố kết quả cuối cùng của đợt xem xét hành chính thuế chống bán phá giá đối với một số sản phẩm cá tra fillet đông lạnh tại Việt Nam, theo đó các công ty xuất khẩu thủy sản đều được dỡ bỏ hàng rào thuế chống bán phá giá, điển hình là: Công ty CP thủy hải sản Minh Phú, Công ty Chế biến thủy sản và XNK Cà Mau, Công ty CP XNK Thủy sản An Giang và Công ty TNHH Phương Nam đều giảm xuống gần bằng 0%.

STT

Doanh nghiệp

Mức thuế chống bán phá giá

Mức thế sau khi dỡ bỏ

1

Công ty CP thủy hải sản Minh Phú

1,66%

0,43%

2

Công ty TNHH Phương Nam

5,6%

0,21%

3

Công ty Chế biến thủy sản và xuất nhập khẩu Cà Mau

19,8%

0,08%

4

Công ty CP XNK Thủy sản An Giang

15,38%

0,52%

STT

Doanh nghiệp

Mức thuế chống bán phá giá

Mức thế sau khi dỡ bỏ

1

Công ty CP thủy hải sản Minh Phú

1,66%

0,43%

2

Công ty TNHH Phương Nam

5,6%

0,21%

3

Công ty Chế biến thủy sản và xuất nhập khẩu Cà Mau

19,8%

0,08%

4

Công ty CP XNK Thủy sản An Giang

15,38%

0,52%

STTDoanh nghiệpMức thuế chống bán phá giáMức thế sau khi dỡ bỏ
1Công ty CP thủy hải sản Minh Phú1,66%0,43%
2Công ty TNHH Phương Nam5,6%0,21%
3Công ty Chế biến thủy sản và xuất nhập khẩu Cà Mau19,8%0,08%
4Công ty CP XNK Thủy sản An Giang15,38%0,52%

STT

Doanh nghiệp

Mức thuế chống bán phá giá

Mức thế sau khi dỡ bỏ

1

Công ty CP thủy hải sản Minh Phú

1,66%

0,43%

2

Công ty TNHH Phương Nam

5,6%

0,21%

3

Công ty Chế biến thủy sản và xuất nhập khẩu Cà Mau

19,8%

0,08%

4

Công ty CP XNK Thủy sản An Giang

15,38%

0,52%

Theo ước tính AGF sẽ được hoàn nhập một khoản dự phòng đầu tư tài chính khoảng 11 tỷ VND trong số 24 tỷ trích lập dự phòng vào cuối năm 2008 trong thời gian tới.

Nhóm tác giả Vietshare



Theo kinhte24h.com
Báo cáo phân tích thị trường