Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
An ninh lương thực và xuất khẩu gạo
18 | 11 | 2009
An ninh lương thực và xuất khẩu gạo đang là vấn đề nóng thu hút sự quan tâm của các cấp bộ ngành. Trước các luồng dư luận trái triều về vấn đề này, Đại diện Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ đã có buổi trao đổi với TS. Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT (IPSARD) về vấn đề đảm bảo an ninh lương thực và các giải pháp chính sách cho ANLT của Việt Nam...
(Trích dẫn ý kiến của TS. Đặng Kim Sơn)

TS Đặng Kim Sơn trao đổi với Ông Tom Easterling và ông Tim De Mestre- đại diện Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ về an ninh lương thực và xuất khẩu gạo. Ảnh: Hương Thảo (AGROINFO)


Sau cuộc khủng hoảng an ninh lương thực, người ta quan tâm đến biến đổi khí hậu, vấn đề cạn kiệt nguồn tài nguyên, năng lượng; bây giờ mọi người đang nói về ANLT. TS cho rằng bối cảnh ANLT ở Việt Nam có những nét đặc biệt. Về cân bằng lương thực: nước ta hiện nay xuất khẩu 5-6 triệu tấn gạo/năm. Nhu cầu lương thực, ngũ cốc ở đô thị giảm về lượng nhưng yêu cầu ngày càng cao về vấn đề dinh dưỡng. Ở vùng nông thôn nhu cầu về lương thực tăng do thu nhập tăng, song chưa đạt đến mức đỉnh, chúng ta vẫn có thể khai thác tiếp cầu về lương thực tại khu vực này. Nhìn chung, về lâu dài, khi dân số tăng lên 130 triệu người, TS nhận định ANLT vẫn sẽ được đảm bảo.

Hiện nay, có người không có đủ lương thực để ăn, tình trạng này vẫn xảy ra ít nhất trong một giai đoạn nào đó hay trong một hoàn cảnh đặc biệt nào đó như thiên tai, khó khăn,… TS cho rằng vấn đề ở đây không chỉ là cân bằng lương thực, nhu cầu mà là vấn đề về thu nhập. Có những vùng người dân không có nguồn thu nhập ổn định, khi mất việc họ sẽ không có tiền mua lương thực. Như vậy trong năm cần phải để dự trữ một số lượng lương thực nhất định để viện trợ cho những người dân gặp khó khăn này. Tuy nhiên, việc dữ trữ hàng năm chỉ mang tính ngắn hạn vì tình trạng này lặp đi lặp lại. Trong tương lai dài hạn, Chính phủ cần phải có giải pháp để đảm bảo ANLT cấp vùng và cấp hộ.

Về lâu dài, tiểu vùng sông Mê Kông vẫn là vựa lúa lớn nhất của nước ta và đây cũng là vùng sẽ chịu ảnh hưởng nặng nhất của biến đổi khí hậu, như sự đe dọa của tình trạng thiếu nước ngọt hay xâm thực mặn. Điều này xảy ra sẽ làm cân bằng lương thực cả nước thay đổi.

Một vấn đề TS lưu ý đến đó là cần xét đến đổi mới công nghệ và đầu tư trong tương lai. Tuy nhiên TS bày tỏ quan điểm vẫn lạc quan dù kịch bản tồi tệ nhất xảy ra. Ông cho rằng có thể đẩy mạnh trồng lúa và cơ giới hóa ở ĐBSH- một trong hai vùng trồng lúa lớn của cả nước. Tuy nhiên vấn đề không phải là trồng lúa mà là cần lựa chọn cách tối ưu để đưa ra kế hoạch sản xuất nông nghiệp cho quốc gia. Hiện tại VN xuất khẩu 5-6 triệu tấn gạo song chúng ta vẫn cần cân nhắc kỹ lượng gạo tối đa có thể xuất khẩu là bao nhiêu? Một thực trạng có thể thấy ở Thái Lan, Việt Nam, người trồng lúa đang phải chịu nhiều thiệt thòi về quyền lợi so với các nhóm nông dân khác (người trồng cà phê,cao su, ngư dân,..). Để giữ vững lượng gạo xuất khẩu hiện tại và đảm bảo quyền lợi cho người trồng lúa cần phải có sự đóng góp tiếng nói củ nông dân trồng lúa trong quá trình xây dựng chính sách. Đây là vấn đề hiện nay Chính phủ còn chưa thực hiện được.

(còn tiếp)





Huong Thao-AGROINFO
Báo cáo phân tích thị trường