“Tiêu huỷ đàn vịt này thì tiêu huỷ tôi luôn! Cả vốn liếng vợ chồng tôi mua vịt, rồi mấy triệu bạc mua lúa của bà con, tôi biết làm sao bây giờ?”- Anh Nghĩa biện bạch.
Những đợt cúm gia cầm bùng phát, người chăn nuôi vịt tán gia bại sản. Chính sách hỗ trợ chỉ dừng lại mức giảm bớt nỗi đau mất của. Liên tục những năm qua, người nuôi vịt khánh kiệt vì cúm gia cầm tái phát vào mùa gió chướng.
Biên bản Tổ tiêu huỷ gia cầm ấp Rạch Lùm B lập hồi chiều ngày 20/12, giao cho anh Ngô Văn Trang- người cho anh Nghĩa ở nhờ, phải giữ đàn vịt đến sáng 21/12 để cán bộ đến tiêu hủy.
Sáng sớm, đoàn tiêu hủy gia cầm mang bình xịt, bao đựng, hóa chất đến thì chuồng vịt khô queo, không còn một con, lông bay tơi tả. Anh Ngô Văn Trang phân trần: “Tôi cam kết giữ đến 8 giờ sáng mà gần 10 giờ mấy ông mới tới nên họ lùa đi hết rồi, biết làm sao?”.
Anh Hồ Minh Đức (Sáu Đức), Bí thư chi bộ ấp Rạch Lùm B vặn lại: “Anh nói vậy sao nghe được. Đã giao anh giữ bầy vịt để tiêu hủy mà để lùa đi hết trơn”.
Chị Sáu Liễu chen vào: “Mấy ông nói vậy mà sao không thương người ta. Họ nghèo lắm mới nuôi vịt chạy đồng. Phải chi họ giàu chắc không ai lội ruộng lúa nước ăn lở chân. Mấy ông quản lý suốt đêm đến sáng hôm nay hàng chục ghe chở đầy nhóc gà vịt thì sao không bắt mà tiêu hủy.
Phát hiện thêm 2 ổ dịch cúm gia cầm ở Cà Mau Hôm qua (21/12), Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) xác nhận: Ngoài ổ dịch xảy ra ngày 11/12/2006 tại ấp Rạch Lùm B (xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời), tại tỉnh Cà Mau đã tái phát thêm các ổ dịch khác. Cụ thể, ngày 18/12, dịch đã bùng phát tại ấp Kinh (xã Khánh Hưng) với 70 con gà mắc bệnh, 35 con chết. Ngày 20/12, dịch lại phát tại ấp Đường Ranh (xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời), với 26 con gà mắc bệnh, 13 con chết. Xét nghiệm mẫu bệnh phẩm các ổ dịch này đều cho kết quả dương tính với virus H5N1. Như vậy, cùng với ổ dịch ngày 7/12 ở Bạc Liêu, hiện cả nước có 3 xã của 2 huyện thuộc 2 tỉnh có dịch cúm gia cầm. Tổng số gia cầm chết và tiêu huỷ lên tới 8.294 con (trong đó, gà: 1.092, vịt: 7.202). Các cơ quan chức năng đang nỗ lực dập dịch và ngăn chặn dịch lây lan sang các vùng khác. Đức Kế |
Bà con tiếc của nên vét bán được đồng nào hay đồng nấy. Tết nhất đến nơi rồi mà không mua cho con cái bộ đồ mới nào làm sao bắt gà, vịt đốt đi!”.Đi trên kinh Rạch Lùm, xã Khánh Hưng (Trần Văn Thời), chúng tôi bắt gặp hàng chục bầy vịt đàn thả rong. Những chú gà vườn chạy đi tìm mồi. Trên mặt nước, xác gà, vịt chết lềnh bềnh, vướng vào cỏ ven bờ.
Anh Ngô Đức Thậm, cán bộ thú y lý giải: “Bà con không phải vứt xác gà vịt xuống sông mà chúng đi ăn, bị bệnh chết, rồi bỏ luôn”. Khi nghe tin dịch cúm gia cầm bùng phát, bà con hoang mang lắm.
Đàn vịt 850 con của anh Lưu Ngọc Bích đã chết rải rác hơn một tháng nay, nhưng anh không dám lùa vịt vào nhà mà bỏ luôn ở ruộng lúa của bà con xung quanh, mùi thối lan rộng khắp cánh đồng.
Kết quả điều tra ở xã Khánh Hưng (Trần Văn Thời) có 917 hộ có gia cầm chết, với 2.600 con. Tại ấp Rạch Lùm B có 307 hộ nuôi 13.120 con và ấp Rạch Lùm A có 97 hộ nuôi 4.395 con.
Anh Trần Hoàng Vũ, Phó Chủ tịch UBND xã Khánh Hưng cho biết: “Ban chỉ đạo cho phát loa suốt đêm hôm, yêu cầu bà con nhốt gia cầm lại để tiêu hủy. Nhưng bà con không ưng thuận lắm, cho vịt ra đồng, thả gà chạy vườn. Anh em chúng tôi quần với đàn vịt suốt ngày hôm qua chỉ tiêu hủy được 207 con”.
Trưa ngày 21/12/2006, xã Khánh Hưng thành lập 2 tổ vận động, 3 tổ tiêu hủy gia cầm lội dọc kinh Rạch Lùm và Hiệp Hòa với khoảng 9 cây số chỉ tiêu hủy được hơn 200 con.
Ông Nguyễn Đồng Khởi, Phó Chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời, ra lệnh: “Chúng tôi điều một trung đội cơ động, một tiểu đội bộ đội chủ lực đến chi viện để dập ổ dịch ấp Rạch Lùm B. Các ban ngành đoàn thể tham gia trực tiếp dập tắt ổ dịch.
Ngay trong đêm nay (21/12/2006), lực lượng tiêu huỷ gia cầm “đột kích” vào nhà dân để tiêu huỷ gia cầm. Đây là thời điểm thích hợp để tóm gọn đàn gà đang ngủ và vịt đàn vô chuồng”.
Ban chỉ đạo phòng chống cúm gia cầm tỉnh Cà Mau chỉ đạo cho chính quyền huyện Trần Văn Thời phối hợp với Chi cục Thú y dập tắt ổ dịch tại ấp Rạch Lùm B và tiếp tục tiêu huỷ gia cầm bị bệnh tại xã Khánh Hải, Khánh Bình Tây, Trần Hợi, Khánh Lộc.
Việc tiêu huỷ gia cầm bệnh trước, rồi lấy mẫu xét nghiệm sau. Ông Ngô Chí Dũng, Giám đốc Sở NN&PTNT, kiêm Phó Ban chỉ đạo cho biết: “Chúng tôi trình với Bộ NN&PTNT và Chủ tịch UBND tiếp tục hỗ trợ cho bà con có gia cầm bị tiêu huỷ trong vùng dịch mức 5.000đ/ con, 10.000đ/ con và 15.000đ/con.