Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Giá đường trong nước liên tục tăng
28 | 10 | 2010
Theo thống kê, tính đến ngày 15/10 cả nước đã có 10 nhà máy đường đi vào sản xuất, sản lượng mía 301.000 tấn ép được 21.000 tấn đường, thấp hơn cùng kỳ năm trước 14.200 tấn.

Lượng đường tồn tại kho các nhà máy tính đến ngày 15/10 là 25.700 tấn, thấp hơn cùng kỳ năm trước 13.700 tấn. Lượng đường các nhà máy bán ra từ 15/9 đến 15/10 là 75.300 tấn, cao hơn cùng kỳ năm trước 28.800 tấn.

Nguyên nhân là do cùng thời điểm này năm trước có lượng đường nhập khẩu bổ sung. Hiện nay, giá đường nhập khẩu cao hơn giá đường trong nước nên các doanh nghiệp đã được cấp quota không nhập khẩu mà vẫn mua trong nước.

Mặt khác, giá đường liên tục tăng trong thời gian qua nên các đơn vị kinh doanh mua dự trữ nhiều, khoảng 30.000 tấn đường đã được mua nhưng vẫn còn gửi ở kho nhà máy.

Theo số liệu của Vụ Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương đến hết tháng 9/2010 các doanh nghiệp đã nhập khẩu được 200.000 tấn trong số 300.000 tấn đã cấp quota.

Do giá đường thế giới đang giữ ở mức cao, đồng thời trong nước lượng đường tồn kho ở mức thấp nên giá đường trong nước liên tục tăng.

Giá bán đường trắng loại I tại kho nhà máy đã có thuế VAT cuối tháng 9/2010 dao động ở mức từ 16.500 - 17.000đ/kg, đến nay ở miền Bắc và miền Trung có giá từ 17.000 – 17.500 đ/kg, miền Nam có giá từ 18.500 – 19.200 đ/kg.

Giá mua mía 10 CCS tại bàn cân nhà máy Phụng Hiệp là 1.100 đ/tấn, các nhà máy khác sẽ cộng thêm cước vận chuyển từ Hậu Giang về nhà máy.

Theo chỉ đạo của lãnh đạo Bộ, Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thủy sản và Nghề muối đang chỉ đạo các địa phương, Hiệp hội Mía đường Việt Nam giám sát việc thu mua mía của nông dân và có biện pháp kiểm soát giá bán đường.



Theo InfoTV
Báo cáo phân tích thị trường