I. Thị truờng Nga
Xét riêng mặt hàng điều nhân, Nga nằm trong top 10 nước có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất thế giới.
Top 10 nước có kim ngạch nhập khẩu điều nhân lớn nhất thế giới. Nguồn: GTIS
9 tháng đầu năm 2010, kim ngạch nhập khẩu điều nhân của Nga đạt 33,57 triệu USD, tăng 13.51 triệu USD tương đương 67,34% so với cùng kì năm ngoái. Như vậy, năm nay tốc độ nhập khẩu của thị trường này đã khôi phục sau khi giảm do khủng hoảng kinh tế vào năm 2009.
Các cung cấp điều nhân chính cho Nga bao gồm: Việt Nam, Ấn Độ, Brazil…Ngoài ra Nga cũng tái nhập điều nhân từ một số nước như Đức, Thổ Nhĩ Kì, Thuỵ Sỹ…
Bảng tốc độ tăng trưởng nhập khẩu của Nga đối với ba nước cung cấp chính Việt Nam, Brazil, Ấn Độ.
| Việt Nam | Brazil | Ấn Độ |
2006 | 388% | -62.45% | 160% |
2007 | 77,71% | 646% | 4.6% |
2008 | 164.1% | -11.2% | -80.33% |
2009 | -17.84% | -21.56% | -41.62% |
2010 | 38.43% | 181% | 563% |
Việt Nam luôn đứng đầu trong danh sách các nước xuất khẩu điều nhân sang thị trường Nga, tính đến tháng 9 năm 2010, kim ngạch nhập khẩu của Nga với Việt Nam mặt hàng này đạt 24,15 triệu USD tăng 6,7 triệu USD tương đương 38,39% so với cùng kì năm 2009. Tiếp theo là Brazil với 4,91 triệu USD tăng 3,17 triệu USD tương đương gần 182% so với cùng kì năm ngoái. Điều nhân của Ấn Độ đừng thứ ba trong kim ngạch nhập khẩu của Liên Bang Nga, với 4,18 triệu USD tăng 563% so với 0,63 triệu USD năm 2009.
Tuy dẫn đầu trong kim ngạch nhập khẩu của Nga nhưng giống như hai đôi thủ còn lại là Brazil và Ấn Độ, kim ngạch và lượng xuất khẩu điều nhân của nước ta sang thị trường này còn chưa thật sự ổn định. Ví như, 9 tháng năm 2006, tăng trưởng nhập khẩu của Nga đối với nước ta đạt 388%, nhưng cùng kì năm sau con số này giảm xuống 77,71% (giảm khoảng 300%), năm 2008 kim ngạch tăng lên 164,1% ( tăng khoảng 90% so với 2007), nhưng năm 2009 lại giảm thập chí ở mức tăng trưởng âm (-17,84%). Năm 2010, tuy kim ngạch xuất khẩu điều nhân sang Nga có tăng nhưng mức tăng lại chậm hơn rất nhiều so với Brazil ( kém khoảng 4 lần) và Ấn Độ (kém khoảng 13 lần.).
Kim ngạch nhập khẩu của Nga đối với top 5 nước cung cấp chính. Nguồn : GTIS
Đơn giá nhập khẩu của Nga ở mức khá cao, trung bình năm 2009 đạt khoảng 5879 USD/tấn cao hơn đơn giá nhập khẩu của toàn thế giới 1814 USD/tấn tương đương 44.62%. Tuy nhiên, đơn giá nhập khẩu của Nga cao như vậy nguyên nhân lại không phải do đơn giá xuất khẩu của các nước cung cấp chính mà do Nga tái nhập của một số nước khác như Thổ Nhĩ Kì: 19500USD/tấn, Thuỵ Sỹ: 14334 USD/tấn, Đức : 13034 USD/tấn, Austria: 17750 USD/tấn, Lithuania: 9222 USD/tấn…
Trong khi đó, đơn giá xuất khẩu của các nước sản xuất điều nhân hàng đầu thế giới sang thị trường Nga lại ở mức khá thấp. Việt Nam thậm chí là nước có đơn giá xuất khẩu sang Nga ở mức thấp nhất, đạt 5838 USD/tấn, thấp hơn mức giá trung bình nhập khẩu của Nga khoảng 1,76%.
Đơn giá nhập khẩu trung bình của Nga với top 10 nước cung cấp chính. Nguồn: GTIS
II. Xuất khẩu điều nhân của Việt Nam sang thị trường Nga
Liên bang Nga đã trở thành đối tác chiến lược và là thị trường truyền thống của Việt Nam. Những mặt hàng mà Nga xuất khẩu sang Việt Nam đều là những mặt hàng thiết yếu cho nhu cầu sản xuất của Việt Nam như sản phẩm dầu mỏ, sắt thép, phân bón, giấy... Việt Nam xuất khẩu sang Nga chủ yếu là sản phẩm nhiệt đới mà Việt Nam có thế mạnh và Nga không có, như cao su, chè, cà phê, hạt tiêu, hạt điều, gạo, thủy hải sản, rau quả tươi và chế biến, hàng may mặc, giày dép, hàng công nghệ phẩm, thiết bị điện gia dụng…
Riêng về điều nhân, năm 2009 Việt Nam chiếm tới 86,99% thị phần tại thị trường Nga.
Thị phần các nước tại thị trường Nga qua các năm 2005-2010. Nguồn : GTIS
Tại thị trường này, Việt Nam bắt đầu vượt Ấn Độ, vươn lên đứng đầu trong danh sách nước có thị phần lớn nhất vào năm 2007 với 48,53%, đến năm 2008 con số này tăng lên gần gấp đôi với 80,98%, từ đó Việt Nam duy trì vị trí số một về xuất khẩu điều nhân sang Liên Bang Nga. Tuy nhiên, 9 tháng đầu năm 2010, thị phần của Việt Nam có phần giảm nhẹ xuống 71,95% (giảm 15%) trong khi đó thị phần của hai đối thủ cạnh tranh chính là Brazil và Ấn Độ lại tăng lên, đặc biệt Ấn Độ, nước đã mất thị phần lớn tại thị trường Nga, nay đang có dấu hiệu phục hồi. Cụ thể năm 2010 thị phần của Ấn Độ tăng 9,33% so với năm 2009, Brazil tăng 5,95%.
Theo Agroinfo, Liên bang Nga là thị trường mở và rất tiềm năng nhưng không chỉ đối với nước ta, để duy trì và phát triển thị phần tại thị trường này phải đương đầu với cạnh tranh, đôi khi rất khốc liệt.
Kim ngạch xuất khẩu sang Liên Bang Nga năm 2009 - 2010. Nguồn : Agroinfo
Năm 2010 tuy thị phần của nước ta có phần giảm nhẹ tại thị trường Nga nhưng kim ngạch xuất khẩu lại tăng đáng kể. 10 tháng đầu năm 2010, kim ngạch xuất khẩu của cả nước sang thị trường này đạt hơn 28.31 triệu USD tăng 12,13 triệu USD tương đương tăng 74,99% so với cùng kì năm ngoái. Riêng tháng 10, kim ngạch xuất khẩu tăng vọt lên 57,23 triệu USD, tăng 35,33 triệu USD tức 161,34% so với tháng 10 năm 2009.
Thị trường Nga không quá khó tính so với thị trường Mỹ và EU, nhưng mỗi doanh nghiệp nên tự nhìn nhận ra khả năng của mình và tìm cho mình những đối tác phù hợp. Một trong những khó khăn đối với hàng Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nga là thủ tục thanh toán. Các doanh nghiệp Nga chuyên kinh doanh nhập khẩu hàng hóa của nước ta thường không mở L/C mà chọn phương thức thanh toán trực tiếp, tức là bên mua đặt cọc 20-30% và sẽ trả 70-80% còn lại sau khi nhận được hàng. Phương thức thanh toán này gây rủi ro cao cho các doanh nghiệp xuất khẩu của nước ta, các doanh nghiệp không thu được tiền hàng hoặc chậm trễ trong thanh toán.
Agroinfo nhận thấy, trường này có những cơ hội lẫn thách thức cho xuất khẩu nông sản của Việt Nam nói chung, xuất khẩu hạt điều nhân nói riêng.
Về mặt cơ hội:
- So với thị trường như Mỹ, EU, Nhật thì thị trường Nga tương đối dễ tính.
- Quan hệ hai nước truyền thống tốt đẹp. Lãnh đạo hainước xác định quan hệ đối tác chiến lược.
- Cộng đồng doanh nghiệp, cư dân Việt Nam khá đông đảo tại Nga.
- Hai nước đã ký và đang thực hiện các thỏa thuân về kiểm dịch động thực vật (NAFIQAD và VPSS).
Về mặt thách thức:
- Luật lệ đang hoàn thiện dần do Nga hiện trong quá trình chuyển đổi sang cơ chế thị trường.
- Các doanh nghiệp Việt Nam đôi khi chưa thật coi trọng thị trường Nga.
- Các vướng mắc trong quá trình trao đổi thương mại gần đây, như: từ cuối 2006 LB Nga áp dụng chính sách mớitrong kiểm soát chất lượng nông sản thực phẩmđã hạn chế đáng kể việc xuất khẩu nông sản của Việt Nam.
Trích bản tin tuần ngành hàng Điều Việt Nam