Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Tuần 10-17/6: Giá gạo vững, cao su và dầu ăn giảm nhẹ
17 | 06 | 2011
Thị trường nông sản thế giới tuần qua chịu tác động bởi nhiều yếu tố. Thời tiết ở các khu vực trồng trọt chính của Mỹ được cải thiện, song thời tiết ở các khu vực trồng cao su tại Đông Nam Á không thuận lợi. Dầu mỏ biến động thất thường, cùng với những lo ngại về triển vọng xấu của kinh tế toàn cầu tác động mạnh tới thị trường nông sản.

Gạo

Nhu cầu bốc xếp thực hiện những hợp đồng đã ký, và đồn đoán về khả năng chính phủ Thái sẽ can thiệp mạnh tay hơn đã đẩy giá gạo Thái Lan tăng mạnh trong tuần qua, trong khi gạo Việc Nam cũng được hậu thuẫn bởi kế hoạch mua thêm gạo tạm trữ.

Giá gạo xuất khẩu gạo Việt Nam tuần qua ổn định và nhu cầu không lớn. Giá gạo trên thị trường nội địa giảm nhẹ trước khi bước vào thu hoạch rộ lúa đông xuân, mặc dù Hiệp hội Lương thực có kế hoạch mua tạm trữ thêm lúa gạo.

Các nhà xuất khẩu Việt Nam sẽ tích trữ 1 triệu tấn lúa hè thu trong giai đoạn 3 tháng, bắt đầu từ 15/7.

Lượng lúa gạo tồn trữ lúc này không còn nhiều, song gạo vụ mới đang được bán ra ngày càng nhiều nên giá có chiều hướng giảm nhẹ.

Thái Lan đã ký khá nhiều hợp đồng bán gạo trong tháng 5, và nay đang thực hiện những hợp đồng đó, chủ yếu là kỳ hạn giao vào tháng 5-tháng 7.

Xuất khẩu gạo Thái riêng trong tháng 5 đạt 1,3 triệu tấn, gấp hơn 2 lần so với mức 618.900 tấn tháng 5/2010. Chính các đơn đặt hàng từ Iraq và Bangladesh đã nâng đỡ giá gạo của nước xuất khẩu hàng đầu thế giới này, mặc dù nguồn cung hiện khá dồi dào.

Iraq đã mua 132.000 tấn gạo Thái, còn Bangladesh mua 50.000 tấn gạo đồ phi-basmati với giá 509 USD/tấn (C&F).

Ngoài ra, một số nhà máy xay xát Thái Lan đã tiến hành mua gạo từ dân với hy vọng sẽ bán lại cho nhà nước với giá cao hơn vào cuối năm nay. Đảng Vì nước Thái, trong chiến dịch tranh cử của mình, đã hứa sẽ mua gạo từ nông dân với giá 15.000 Baht/tấn để tích trữ nhằm hỗ trợ giá tăng. Mức hứa hẹn đó cao hơn 80% so với giá trên thị trường hiện nay. Một thương gia ở tỉnh vựa lúa Ayutthaya của Thái cho biết “Các nhà máy xay xát đã mua khoảng 2 triệu tấn lúa”.

Tuần tới thị trường lúa gạo Thái sẽ tiếp tục được hậu thuẫn bởi kế hoạch của Đảng Vì Nước Thái, trong khi gạo Việt Nam sẽ tiếp tục giảm khi nông dân ở đồng bằng sông Hồng bước vào thu hoạch vụ lúa có triển vọng rất được mùa.

Cao su

Trên thị trường cao su, giá biến động trái chiều giữa các hợp đồng kỳ hạn tại Tokyo và Thượng Hải với các hợp đồng physical tại các nước sản xuất chủ chốt.

Cao su kỳ hạn tại Sở giao dịch Hàng kỳ hạn Tokyo (TOCOM) giá giảm 2% trong tuần qua, về 383,4 Yen (4,731 USD)/kg sáng 16/6, do ảnh hưởng từ xu hướng giảm giá ở Thượng Hải, do thiếu vắng khách hàng Trung Quốc.

Mặc dù nguồn cung khan hiếm hỗ trợ giá cao su tăng tại các nước sản xuất chủ chốt, song hiện giá cao su physical thấp hơn tới 20% so với mức kỷ lục cao trên 6 USD/kg hồi tháng 2.

Mưa triền miên ở Thái Lan – nước sản xuất lớn nhất thế giới, tiếp tục làm gián đoạn việc thu hoạch mủ và giảm nguồn cung. Tuy nhiên, khả năng sản lượng sẽ tăng dần vào tháng 7 tới, khi mưa giảm dần.

Giá cao su xuất khẩu của Việt Nam qua cửa khẩu Móng Cái giảm nhẹ xuống khoảng 30.000 NDT/tấn bởi lượng xuất khẩu hàng ngày giảm một phần ba so với thời gian gần đây, xuống chỉ 200 tấn.

Thị trường đang hy vọng vào nhu cầu từ khách hàng Trung Quốc, những người đã mua cầm chừng suốt từ tháng 3 tới nay. Hy vọng khách hàng Trung Quốc sẽ khôi phục các kho dự trữ - đã vơi đi khá nhiều.

Những chính sách thắt chặt tiền tệ ở Trung Quốc đã tác động rất xấu tới thị trừng cao su. Hãng General Motors Co thông báo bán xe hơi của hãng trong tháng 5 tại Trung Quốc giảm 2,7% so với cùng tháng năm ngoái, là tháng thứ 2 liên tiếp giảm.

Tuần tới thị trường cao su sẽ tiếp tục lình xình, chịu ảnh hưởng từ thị trường dầu và chờ đợi nhu cầu từ Trung Quốc. Sớm muộn khách hàng Trung Quốc cũng phải tăng cường mua cao su trở lại, bởi lượng dự trữ của họ hiện rất thấp.

Dầu ăn

Dầu thực vật giảm giá trong tuần qua do nguồn cung gia tăng và dầu thô sụt giảm, bất chấp nhu cầu vẫn tương đối mạnh. Các hợp đồng dầu cọ đồng loạt giảm giá 50-100 ringgit/tấn, trong khi dầu đậu tương giảm khoảng 2 xu Mỹ/lb.

Dự trữ dầu cọ tại Malaysia – nước sản xuất lớn thứ 2 thế giới, đang gia tăng mạnh, dự kiến sẽ vượt mức kỷ lục cao 16 tháng là 1,92 triệu tấn của thagns 5 để tái thiết lập mức kỷ lục 2,3 triệu tấn như hồi tháng 11/2008, khi đó giá sẽ còn tiếp tục giảm, sau khi đã mất 14% từ đầu năm tới nay.

Xuất khẩu dầu cọ Malaysia trong nửa đầu tháng 5 đã tăng 16,2% so với cùng kỳ năm ngoái, lên 699.674 tấn.

Về mặt nhu cầu, ngoài Trung Quốc, Ấn Độ cũng đang tiếp tục mua để dự trữ trước dịp lễ hội hồi giáo Ramadan.

Với dầu đậu tương, việc dầu thô giảm giá mạnh và thời tiết ở những khu vực trồng đậu tương của Mỹ được cải thiện đưa giá giảm trở lại.

Diễn biến giá hàng hóa

Hàng hóa

ĐVT

17/6

10/6

Gạo

5% tấm (Việt Nam)

USD/tấn

460-465

465-467

25% tấm (Việt Nam)

USD/tấn

420-435

425-440

100B B (Thái Lan)

USD/tấn

525

520

Cao su

Tokyo (Tháng 11)

Yen/kg

380,9

383,7

Thượng Hải (Tháng 9)

NDT/tấn

33,110

33,040

SVR CV (Việt Nam)

đồng/kg

106,2-107,3

 

Thái Lan RSS3 (tháng 7)

USD/kg

5,15

5,15

Thái Lan STR20 (tháng 7)

USD/kg

 4,70

 4,70

 Malaysia SMR20 (tháng 7)

USD/kg

 4,65

 4,60

 Indonesia SIR20 (tháng 7)

USD/lb

2,10

2,08

Dầu thực vật

Dầu cọ Malaysia (tháng 7)

Ringgit/tấn

3218

 3260

Dầu đậu tương (Đại Liên, TQ)

(NDT/tấn)

 10218

10286

Dầu đậu tương (CBOT)

US cent/lb

56,34

57,04

Theo Vinanet



Báo cáo phân tích thị trường