Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Giá hàng hóa bùng nổ vì dòng tiền nóng
03 | 07 | 2011
Nhà đầu tư lẻ không thể cạnh tranh với những ngân hàng khổng lồ đang giành quyền kiểm soát thị trường hàng nông sản.

Nếu Chicago được biết đến với tên gọi Thành phố gió tại Mỹ, Sàn giao dịch Chicago (CBOT) – nơi giao dịch 10 triệu tấn ngũ cốc, cà phê và thịt mỗi ngày – do Ann Berg điều hành được coi là cơn gió cấp 10.

Là người phụ nữ đầu tiên trên thế giới xuất khẩu ngũ cốc, cũng là nhân vật nữ đầu tiên được chọn làm giám đốc CBOT, một nhà buôn kỳ cựu và nhà tư vấn của nhiều tổ tổ chức quốc tế về thị trường hàng hóa kỳ hạn, Ann Berg từ một nhà đi săn tiên phong giờ trở thành người trông giữ điều hành đơn thuần.

Ann Berg là một trong số hiếm hoi các nhà điều hành thị trường giao dịch kỳ hạn đổ lỗi cho dòng tiền nóng khổng lồ ngày càng tăng đã gây ra tình trạng bất ổn trên thị trường nông sản.

Là một nhà buôn độc lập thành công trên thị trường giao dịch kỳ hạn đã 18 năm, nhưng Ann Berg đã rời thị trường vì bà không thể cạnh tranh được với những ngân hàng khổng lồ đang giành quyền kiểm soát thị trường hàng nông sản.

Trong khi giá lương lương thực tăng cao đẩy lạm phát tăng cùng với hàng triệu người rơi vào đói nghèo, những ngân hàng như Golman Sachs, JP Morgan cũng như những tên tuổi lớn khác, những người khổng lồ trong lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm như Bunge, Cargill, Dreyfuss và Glencore lại là những người hưởng lợi lớn.

Số lượng hợp đồng đầu cơ kỳ hạn có quy mô được cho phép mua trên sàn giao dịch tăng chóng mặt khiến những nhà buôn độc lập như Berg gặp quá nhiều rủi ro để cạnh tranh.

Khi Ann Berg bắt đầu giao dịch vào năm 1982, giới hạn cho mỗi nhà buôn trên thị trường kỳ hạn chỉ có thể mua 600 hợp đồng ngô, tương đương 75.000 tấn.

Hiện nay, mức giới hạn đó đã tăng 37 lần lên 2,79 triệu tấn, tương đương với 55 tàu chở hàng cỡ lỡn chất đầy ngô. “Tôi đã trở thành nhà đầu tư nhỏ”, Berg nói.

Với những ngân hàng đầu tư lớn, thị trường hàng hóa đã trở thành một sân chơi mới. Việc bãi bỏ quy định tài chính đã cho phép Goldman Sachs xây dựng một bộ chỉ số mới tập trung vào hàng nông sản cách đây 20 năm.

Những ngân hàng khác sau đấy cũng làm theo và trong 10 năm, lượng tiền đầu tư vào thị trường lương thực tăng nhanh - đến nỗi nhiều người có cảm giác đây là một cách đầu tư dễ dàng hơn vào các thị trường tài chính khác – từ 15 tỷ USD lên tới gần 300 tỷ USD.

Nhưng cũng từ đây, càng có nhiều tổ chức lên tiếng cảnh báo. Mới đây nhất, Tổ chức phát triển và thương mại của Liên hợp quốc trong báo cáo hồi đầu tháng qua đã không ngần ngại nhận xét, tình trạng tài chính hóa trên thị trường hàng hóa đã tạo ra những sức ép mới ảnh hưởng đến giá cả.

Các nhà buôn nối tiếp đi theo nhau tạo nên tâm lý bầy đàn. Điều đáng lo là việc người này làm theo người khác ngày càng tăng tạo ra tác động bất ổn tới kinh tế toàn cầu và đời sống người dân. Những nông dân, dù là ở Đông Anglia hay Đông Kenya thấy khó đưa ra quyết định kinh doanh dài hạn khi giá bong bóng và sau đó vỡ.

Cho dù người trồng đang hưởng lợi từ việc giá ngũ cốc tăng sau hàng thập kỷ đi xuống, nhưng cũng lo lắng không nhỏ khi chi phí sản xuất đầu vào cũng chiếm một phần đáng kể, đặc biệt là những người chăn nuôi, do từ cước vận chuyển đến giá phân bón hay chi phí thức ăn chăn nuôi đều tăng.

Nhưng Goldman Sachs lại bỏ những nỗi sợ và coi đó là sai lầm.

Giám đốc điều hành và cũng là phát ngôn viên của Golman Sachs nói: “Những điều tra nghiêm túc, giống như lần OECD tiến hành vào thời điểm giá lương thực leo thang năm 2008 đã kết luận, chỉ số hàng hóa của Goldman Sachs không gây ra bong bóng giá hàng hóa kỳ hạn.”

“Thay vì bất ổn trên thị trường kỳ hạn, chỉ số hàng hóa mang tới dòng vốn ổn định, cải thiện khả năng bảo đảm cho chính người nông dân đối phó với rủi ro vốn có của nông nghiệp.”

Không thể chối bỏ, giá lương thực được đây lên nhờ những xu hướng quyền lực trên toàn cầu. Dân số tăng cùng với nhu cầu thịt từ Trung Quốc và Ấn Độ cũng đi kèm với nhu cầu ngũ cốc dùng làm thức ăn chăn nuôi.

Quá trình đô thị hóa nhanh chóng đồng nghĩa với sẽ có ít người hơn được tăng khẩu phần ăn tại thế giới đang phát triển. Và việc tăng sử dụng ngô và đường làm nhiên liệu sinh học cũng đẩy giá tăng. Những xu thế này đang góp tay với những định chế khổng lồ trên toàn cầu.

Giám đốc Carl Hausmann của Bunge ước tính sản lượng ngũ cốc trên toàn cầu sẽ phải tăng thêm 1,5 tỷ tấn vào năm 2050 từ mức 2,5 tỷ tấn hiện nay để đáp ứng nhu cầu thức ăn trên thế giới. Hạn hán ở Nga và Australia cùng với lũ lụt tại châu Á hiện nay cũng tác động không nhỏ đến giá cả.

Dự trữ ngũ cốc châu Âu hiện đang thấp kỷ lục do lượng mưa thấp bất thường trên khắp châu lục. Nhưng lượng tiền đầu cơ khổng lồ từ các quỹ đầu tư, ngân hàng và những công ty nông nghiệp đang khiến cảnh báo từ các tổ chức ngày càng tăng.

Nhưng ở giai đoạn này, cho dù có sự can thiệp của chính phủ, tình hình đầu cơ hóa vẫn sẽ tiếp tục.

Theo Gafin



Báo cáo phân tích thị trường