Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Các hộ nuôi tôm bắt đầu nuôi thả trở lại
19 | 07 | 2011
Các nông dân nuôi tôm tại đồng bằng sông Cửu Long đã bắt đầu nuôi thả trở lại sau hai tháng các đìa nuôi được cải tạo. Tình hình thời tiết bất thường càng làm dịch bệnh trên tôm diễn ra trầm trọng, đẩy giá tôm tăng cao và giảm nguồn cung nguyên liệu cho chế biến.

Tại một số vùng ven biển của Bạc Liêu, vùng nuôi chịu ảnh hưởng nặng nề thứ hai sau Sóc Trăng, nông dân bắt đầu nuôi thả trở lại. Nông dân tại các tỉnh phía Nam khác cũng đang thả tôm giống.

Dịch bệnh nghiêm trọng chưa từng có gần đây đã gây ra hiện tượng tôm chết hàng loạt, gây ảnh hưởng nặng nề đến ngành nuôi tôm. Khoảng 1.495 trên tổng số 6.072 hộ nuôi tôm tại Bạc Liêu đã bắt tay vào sản xuất trở lại. Tổng số hộ nông trại chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh có tổng diện tích thiệt hại lên đến 16.720 ha.

Tại tỉnh Sóc Trăng, nông dân đã tuân thủ sát sao các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh trong hoạt động nuôi thả trở lại. Bộ NN&PTNT cho biết 19.000 trên tổng số gần 26.000 ha nuôi tôm đã bắt đầu trở lại hoạt động.

Do thiếu nguyên liệu để hoạt động, từ đầu năm, khoảng 10 nhà máy chế biến tại Bạc Liêu chỉ nhận được 647 tấn tôm nguyên liệu. 36 cơ sở nhà máy chế biến tại Cà Mau chỉ hoạt động ở mức 50% công suất. Tình trạng thiếu hụt tôm nguyên liệu được kỳ vọng sẽ kết thúc trong vài tháng tới.

Theo ông Lương Ngọc Lân, chủ tịch tỉnh Bạc Liêu, khoảng 3.000 – 3.500 ha diện tích tôm sú đã bị mất trắng do biến động thời tiết và xâm mặn.

Đến đầu tháng 5, một nửa khu vực nuôi tôm tại đồng bằng sông Cửu Long bị thiệt hại do dịch bệnh, khi dịch bệnh bắt đầu bùng phát vào tháng 3. Các nông dân nuôi tôm đang tăng cường các biện pháp vệ sinh hồ nuôi. Theo bà Lan, các chuyên gia quốc tế cho rằng chính các khu vực nuôi nhiễm bệnh đã làm lan truyền dịch trên tôm trong thời gian qua.

Kim Dung AGROINFO

Theo fis.com


Báo cáo phân tích thị trường