Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Xuất khẩu gạo 6 tháng đầu năm 2011 chiếm gần 4,6% kim ngạch xuất khẩu cả nước
01 | 08 | 2011
Theo số liệu thống kê, 6 tháng đầu năm 2011, cả nước xuất khẩu 4,03 triệu tấn gạo, thu về 1,98 tỷ USD, chiếm 4,59% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của cả nước (tăng 16,69% về lượng và tăng 14,36% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước); trong đó riêng tháng 6 xuất khẩu 667.953 tấn, thu về 321,45 triệu USD (tăng 3,67% về lượng và tăng 2,21% về kim ngạch so với tháng 5/2011).

Danh sách thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam tháng 6 xuất hiện thêm một số thị trường mới và kim ngạch cũng đạt tương đối lớn như: Banglades đạt 126,5 triệu USD trong 6 tháng đầu năm; Bờ biển Ngà 55,02 triệu USD; Angeri 10,22 triệu USD, Angola 14,02 triệu USD, Gana 37,94 triệu USD, Thổ Nhĩ Kỳ 24,73 triệu USD.

Indonesia vẫn là thị trường dẫn đầu về tiêu thụ gạo của Việt Nam với 702.400 tấn, trị giá 354,43 triệu USD trong 6 tháng, (chiếm 17,41% về lượng và chiếm 17,91% trong tổng kim ngạch). Thị trường lớn thứ 2 là Philippines với 637.291 tấn, trị giá 306,98 triệu USD (chiếm 15,8% về lượng và chiếm 15,51% trong tổng kim ngạch). Tiếp sau đó là một số thị trường lớn cũng đạt kim ngạch trên 100 triệu USD trong 6 tháng đầu năm như: Malaysia 162,82 triệu USD; Cu Ba 157,63 triệu USD; Banglades 126,5 triệu USD; Trung Quốc 108,59 triệu USD; Singapore 104,82 triệu USD.

So với 6 tháng đầu năm ngoái, thì năm nay danh sách thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam tăng thêm 11 thị trường; còn lại 18 thị trường truyền thống, trong đó có 50% số thị trường tăng trưởng dương về kim ngạch và 50% bị sụt giảm kim ngạch so với cùnng kỳ năm trước; xuất khẩu sang Indonesia được đặc biệt chú ý về mức tăng trưởng (tăng 4.145% về lượng và tăng 3.436% về kim ngạch); tiếp sau đó là thị trường Tây Ban Nha (tăng 602,8% về lượng và tăng 502,5% về kim ngạch); Bỉ (tăng 199,6% về lượng và tăng 436% về kim ngạch); Cu Ba (tăng 105,3% về lượng và tăng 137,7% về kim ngạch)… Ngươc lại, xuất khẩu gạo sang Nam Phi sụt giảm mạnh nhất (giảm 79,78% về lượng và giảm 73,75% về kim ngạch); tiếp đến Đài Loan (giảm 79,56% về lượng và giảm 73,05% về kim ngạch); Philippines (giảm 50,16% về lượng và giảm 62,56% về kim ngạch)…

Thị trường xuất khẩu gạo 6 tháng đầu năm 2011

 

 

 

Thị trường

 

T6/2011

 

6T/2011

 

Tăng, giảm T6 so với T5/2011

Tăng, giảm 6T/2011 so với cùng kỳ

Lượng

(tấn)

Trị giá

(USD)

Lượng

(tấn)

Trị giá

(USD)

Lượng

(%)

Trị giá

(%)

Lượng

(%)

Trị giá

(%)

Tổng cộng

667.953

321.453.297

4.034.310

1.978.620.986

+3,67

+2,21

+16,69

+14,36

Indonesia

14.875

9.258.475

702.400

354.428.425

+157,58

+147,46

+4145,39

+3435,97

Philippines

174.606

82.045.934

637.291

306.977.225

-43,81

-43,53

-50,16

-62,56

Malaysia

47.406

25.073.905

309.454

162.819.437

-19,22

-22,04

+70,80

+99,59

Cu Ba

44.750

22.109.438

304.650

157.632.751

-11,74

-12,12

+105,29

+137,66

Bangladesh

 

 

236.100

126.495.000

*

*

*

*

Trung Quốc

27.929

13.951.395

219.514

108.589.901

-25,88

-27,28

*

*

Singapore

22.293

11.456.529

212.992

104.823.297

-22,71

-17,55

-37,18

-24,51

Bờ biển Ngà

64.365

31.259.050

113.614

55.017.214

*

*

*

*

Hồng Kông

9.015

5.556.654

84.217

46.835.093

-27,49

-21,40

+18,49

+48,75

Gana

20.089

10.568

72.039

37.935.824

*

*

*

*

Đài Loan

2.014

1.075.494

59.043

30.042.622

-68,86

-70,34

-79,56

-73,05

Thổ Nhĩ Kỳ

9.545

5.600.625

44.679

24.728.428

*

*

*

*

I rắc

0

0

28.000

14.364.000

*

*

*

*

Angola

52

41.002

29.091

14.023.304

*

*

*

*

Nga

2.288

1.249.661

23.411

11.775.943

-71,13

-67,64

-24,34

-12,02

Angieri

400

198.750

20.175

10.219.300

*

*

*

*

Đông Timo

0

0

21.060

9.734.235

*

*

*

*

Bỉ

3.087

2.009.637

9.227

4.873.391

+50,00

+90,91

+199,58

+435,94

Brunei

1.534

889.745

8.352

4.706.065

+136,00

+167,47

*

*

Hoa Kỳ

1.019

648.668

6.081

3.914.645

*

*

*

*

Ucraina

1.516

805.179

5.627

2.926.599

+83,76

+83,63

-31,87

-23,17

Australia

313

204.403

3.047

1.977.083

-36,77

-39,71

-18,29

-1,59

Nam Phi

44

47.080

3.444

1.809.780

+76,00

+119,74

-79,78

-73,75

Tiểu vương Quốc Ả Rập thống nhất

519

330.315

1.564

988.376

+196,57

+212,28

-1,32

+29,74

Hà Lan

494

275.585

1.219

693.811

+41,55

+36,21

+73,65

+81,20

Ba Lan

300

126.000

1.530

664.916

-7,69

-11,11

-25,26

-18,74

Tây Ban Nha

138

73.140

1.005

579.223

*

*

+602,80

+502,54

Pháp

43

25.390

937

488.503

-91,12

-88,40

-36,86

-19,43

Italia

171

97.540

742

418.630

+128,00

+113,20

+75,83

+84,56

Trong 7 tháng đầu năm, cả nước đã xuất khẩu 4,7 triệu tấn gạo, đạt 2,3 tỷ USD, tăng 9,7% về lượng và 10,8% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Indonesia tiếp tục duy trì là bạn hàng lớn nhất của Việt Nam từ đầu năm tới nay. Các thị trường khác như Malaysia và Cuba cũng tăng lần lượt 99,6% và 137,7% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Riêng Philippine, xuất khẩu sang thị trường này chỉ bằng một nửa cùng kỳ năm ngoái nhưng đây vẫn là khách hàng lớn thứ hai của Việt Nam.

Hiện giá lúa gạo tại các tỉnh ĐBSCL lại tăng từ 300 - 500 đồng/kg, đẩy giá thu mua lúa dao động ở mức từ 6.200 - 6.300 đồng/kg. Cụ thể, từ đầu tháng 7 đến nay, ở các tỉnh Long An, Tiền Giang... giá lúa cũng liên tục tăng từ 200 - 300 đồng/kg, đạt 4.800 - 4.850 đồng/kg tại ruộng và lúa phơi khô là 5.900 - 6.000 đồng/kg... Giá gạo nguyên liệu loại 1 làm ra gạo 5% tấm tăng 100 - 150 đồng, lên 8.150 – 8.250 đồng/kg tùy từng địa phương, gạo nguyên liệu làm ra gạo 25% tấm tăng 200 đồng lên 8.000 – 8.100 đồng/kg tùy từng địa phương.

Giá gạo thành phẩm tăng khoảng 400 - 600 đồng/kg, với gạo 5% tấm không bao bì tại mạn 9.800 – 9.900 đồng/kg, gạo 15% tấm là 9.400 – 9.500 đồng/kg và gạo 25% tấm khoảng 9.000 – 9.100 đồng/kg tùy chất lượng và địa phương. Đây là các mức tăng cao trong nhiều tháng qua.

Nguyên nhân giá lúa tăng là do giá gạo nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu đã tăng bình quân 100 - 200 đồng/kg. Cùng với đó, nhu cầu của khách hàng, đặc biệt là các đối tác nước ngoài như Thái Lan, Indonexia... cũng đang tăng cao.

Dự báo giá lúa gạo nước ta sẽ còn tiếp tục tăng nhờ nhu cầu cao từ các khách hàng, đặc biệt có lợi thế cạnh tranh hơn so với giá gạo của Thái Lan. Bangladesh mới đây ký hợp đồng mua 200.000 tấn gạo 15% tấm giao trong tháng 7, Indonesia cũng đã thỏa thuận mua 600.000 tấn gạo nước ta để bình ổn giá trong nước....

Theo Vinanet



Báo cáo phân tích thị trường