Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Thị trường hạt tiêu thế giới biến động mạnh
04 | 08 | 2011
Thị trường hạt tiêu giao ngay và tương lai đều đang biến động mạnh. Nhu cầu chịu ảnh hưởng của các yếu tố giá lên và các nhà giao dịch đang chờ đợi những sự điều chỉnh trước khi quyết định mua.

Đồng USD giảm giá so với đồng Rupee khiến kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu của Ấn Độ giảm khi tính bằng đồng USD. Tuy nhiên, thị trường đang chờ đón nhu cầu tăng cao trong vài tuần tới khi bắt dầu mùa lễ hội.

Nhìn chung, nhu cầu nội địa và xuất khẩu tốt, làm giảm lượng hạt tiêu dự trữ và sản lượng hạt tiêu giảm, là hai yếu tố hỗ trợ tâm lý thị trường trong ngắn hạn. Các nhà giao dịch kỳ vọng nhu cầu tốt và khuynh hướng giá vững tại Việt Nam cũng hỗ trợ thị trường. Kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu từ các nước sản xuất lớn có thể tăng cao hơn trong vài tháng tới và những nhà dự trữ hạt tiêu không chấp nhận giá chào mua hiện tại, giúp giá có thể duy trì ở mức cao. Nhu cầu nội địa ở khu vực Bắc Ấn Độ tiếp tục duy trì ở mức cao. Nhu cầu tốt từ các nước vùng Vịnh, Trung Quốc và Tây Á cũng hỗ trợ giá hạt tiêu trên thị trường thế giới.

Hội đồng hạt tiêu quốc tế IPC dự đoán sản lượng hạt tiêu niên vụ 2011 sẽ giảm 2%, xuống mức 309.952 tấn. Lượng dự trữ giao kỳ hạn giảm nhẹ xuống mức 95.582 tấn và 95.442 tấn. Kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu toàn cầu giảm 11%, xuống mức 237.650 tấn. Sản lượng hạt tiêu tại Ấn Độ dự đoán giảm xuống mức 48 ngàn tấn.

Việt Nam cũng đang mức dự trữ thấp. Sản lượng hạt tiêu tại Việt Nam cũng được dự đoán giảm. Các chuyên gia cũng dự báo mùa vụ tại Brazil và Indonesia giảm. Lượng dự trữ giao đầu vụ thấp tại Brazil và Indonesia cho thấy lượng xuất khẩu sẽ tăng lên trong vài tháng tới. Nông dân đang chuyển sang trồng các mùa vụ khác mang lại lợi nhuận cao hơn, làm ảnh hưởng đến vụ hạt tiêu tại Ấn Độ.

Báo cáo mới nhất từ Hội đồng gia vị Ấn Độ cho thấy kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu của nước này trong quý 2/2011 tăng 21%, lên mức 5.750 tấn, so với mức kim ngạch 4.750 tấn trong cùng kỳ năm 2010.

Kim Dung AGROINFO

Theo Commodity online



Báo cáo phân tích thị trường