Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Ấn Độ: Sản lượng tôm tăng bù đắp sự thiếu hụt trên thị trường thế giới
04 | 10 | 2011
Nông dân Ấn Độ có thể vui mừng trước vụ tôm bội thu, trong khi những nước khác đang phải đối mặt với tình trạng căng thẳng nguồn cung tôm nguyên liệu.

Dịch bệnh, thời tiết bất lợi và mùa vụ bị trì hoãn có thể ảnh hưởng đến sản lượng tôm toàn cầu. Trong khi đó, sản lượng tôm tại Ấn Độ lại tăng cao. Theo Anwar Hashim, nguyên chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất khẩu thủy sản Ấn Độ (SEAI), sản lượng tôm tại Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam đều giảm. Dịch bệnh bùng phát làm ảnh hưởng đến mùa vụ tôm tại Trung Quốc và Việt Nam; trong khi đó, lũ lụt gây thiệt hại một phần sản lượng tôm tại Thái Lan. Ngược lại, sản lượng tôm nuôi tại Ấn độ tăng mạnh.

Ngoài ra, hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng kích cỡ to ngày càng được người nuôi thủy sản tại Ấn Độ ưa chuộng. Đồng thời, sản lượng tôm nuôi cao đã bù đắp lượng khai thác ngày càng giảm.

Trong khi đó, sự thiếu hụt tôm nguyên liệu trên thị trường thế giới đã giữ giá tôm duy trì ở mức cao. Tính đến giữa tháng 6, sản lượng tôm tại châu Á thấp hơn cùng kỳ năm 2010.

Vụ thu hoạch cao điểm tại Thái Lan, nhà cung cấp tôm hàng đầu thế giới, thường đến vào tháng 7 nhưng năm nay đã bị đẩy lùi do tình trạng lũ lụt và sản lượng tôm của nước này cũng được dự đoán giảm 10 – 15%.

Tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nông dân nuôi tôm Việt Nam đã phải chống chọi với dịch bệnh trên tôm, đẩy sản lượng giảm và gây thiếu hụt tôm nguyên liệu. Các nhà máy chế biến tại đây chỉ hoạt động với 50 – 60% công suất.

Ngược lại, tình hình lại rất khác tại miền Nam Ấn Độ nhờ mùa tôm thẻ chân trắng bội thu vào tháng 6 và 7. Các nhà máy chế biến buộc phải hoạt động với 150 – 200% công suất để đáp ứng nhu cầu.

Thị trường Mỹ tiếp tục có nhu cầu mạnh với tôm từ Ấn Độ. Tôm thẻ chân trắng kích cỡ lớn của Ấn Độ có thể được chào giá cao.

Kim ngạch xuất khẩu của Ấn Độ có thể tăng từ 2,84 tỷ USD trong niên vụ 2010/11 lên 4,7 tỷ USD trong niên vụ 2013/14 nhờ tăng trưởng hoạt động nuôi trồng, công nghệ hiện đại, sản phẩm giá trị gia tăng cao và việc tận dụng các nguồn lực mới.

Kim Dung AGROINFO

Theo fis.com


Báo cáo phân tích thị trường