Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Nhu cầu tiêu thụ rau quả tại Mỹ và cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam
27 | 10 | 2011
Số liệu thống kê cho thấy, kim ngạch xuất khẩu rau quả sang Mỹ trong tháng 8/2011 đạt 2,6 triệu USD, giảm 13,8% so với cùng kỳ 2010.

Tính chung 8 tháng đầu năm 2011, kim ngạch xuất khẩu rau quả sang thị trường này đạt 18,6 triệu USD, tăng 9,4% so với cùng kỳ 2010.
Nhu cầu thay đổi khẩu vị của người Mỹ gốc Âu và nhu cầu tiêu thụ món ăn truyền thống của một bộ phận người Mỹ gốc Á, Phi khiến cho xu hướng tiêu dùng các sản phẩm rau quả nhiệt đới ngày càng tăng tại Mỹ.

Nhu cầu tiêu thụ rau quả tại Mỹ
Mức tiêu thụ rau quả tại Mỹ ngày càng tăng. Sự đa dạng hóa cơ cấu dân số dẫn đến đa dạng hóa nhu cầu tiêu thụ rau quả (những người di cư từ các vùng nhiệt đới vẫn giữ thói quen tiêu thụ các loại rau quả nhiệt đới khi sinh sống tại Mỹ).
Thị trường nông sản tại Mỹ tương đối mở cho đến trước khi diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu (thuế nhập khẩu trung bình khá thấp, nhiều mặt hàng nông sản nhập khẩu từ các nước được Mỹ cho hưởng chế độ MFN hoặc có các FTA với Mỹ).
Mức độ cạnh tranh trên thị trường nông sản thế giới khiến nhiều nông sản nội địa của Mỹ không cạnh tranh được với hàng nhập khẩu về giá (do chi phí sản xuất tại Mỹ rất cao).
Đồng thời, nhập siêu rau quả của Mỹ tăng mạnh. Là một nước có ngành công nghiệp phát triển và được Chính phủ quan tâm nhưng trong 10 năm trở lại đây, nhập siêu rau quả của Mỹ ngày càng tăng lên. Theo số liệu của Bộ Thương mại Mỹ, năm 2009, nhập khẩu rau quả của Mỹ lên tới gần 16 tỷ USD (nhập siêu rau quả là 6 tỷ USD). Nhập siêu rau quả của Mỹ năm 2010 ước tính 6,4 tỷ USD. Mặc dù có những bước tiến lớn về khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp nhưng từ một nước xuất siêu rau quả vào những năm 1970, hiện nay Mỹ là một trong những nước nhập siêu rau quả lớn nhất thế giới. Trái cây nhập khẩu chiếm khoảng 40% tổng nhu cầu tiêu thụ trái cây của Mỹ trong khi tỷ lệ này ở nhóm rau củ là 13 – 15%.
Những mặt hàng có nhu cầu cao tại Mỹ:
Rau quả trái mùa: Với xu hướng tiêu thụ rau quả quanh năm để đối phó với căn bệnh béo phì, đột quỵ đang gia tăng tại Mỹ, nhu cầu sử dụng rau quả trái mùa sẽ tăng cao trong thời gian tới.
Nước trái cây, nước rau ép đóng hộp: Đây là những mặt hàng có nhu cầu cao bởi một mặt đáp ứng được yêu cầu về dinh dưỡng, mặt khác rất tiện dụng tại công sở và trong các sinh hoạt ngoài trời.
Tại Mỹ, nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng nước hoa quả trong xu hướng tăng do khuyến cáo của các nhà khoa học về vai trò của hoa quả đối với việc gia tăng sức khỏe và tuổi thọ. Những năm gần đây, nước hoa quả chiếm tỷ trong cao vượt trội trong số các mặt hàng nông sản được nhập khẩu vào Mỹ, với khoảng 35 – 37% tổng kim ngạch nhập khẩu nông sản. Khí hậu nóng lên khiến mặt hàng này ngày càng được ưa chuộng. Trong khi đó, Việt Nam lại có lợi thế về nguồn hoa quả nhiệt đới rất phong phú, bổ dưỡng. Nếu có thể đáp ứng các yêu cầu về vệ sinh, an toàn thực phẩm, đây sẽ là thị trường đầy tiềm năng cho xuất khẩu rau quả của Việt Nam.
Thực phẩm chế biến an toàn, hữu cơ: Theo dự báo của Foodproceeding.com, một diễn đàn về thực phẩm chế biến, nhu cầu đối với lương thực, thực phẩm an toàn của Mỹ được dự báo lên tới 2,9 tỷ USD vào năm 2014, tăng 6,7% so với hiện nay. Hiện tại nhóm lương thực, thực phẩm chế biến chiếm khoảng 70% tổng nhu cầu về hàng ăn an toàn tại Mỹ và đang có xu hướng tăng lên.
Cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả Việt Nam
Trong năm 2010, xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Mỹ đạt 26,4 triệu USD, tăng 18,9% so với năm 2009. 8 tháng đầu năm 2011, kim ngạch xuất khẩu rau quả sang thị trường này đạt 18,6 triệu USD và có thể đạt 27 triệu USD trong cả năm 2011, tăng 2,3% so với năm 2010. Đây là mức tăng trưởng nhẹ cho thấy chưa xứng với tiềm năng sản xuất rau quả của Việt Nam và nhu cầu rất lớn của Mỹ.
Các mặt hàng rau quả xuất khẩu sang Mỹ ngày càng phong phú và đa dạng, gồm rau, quả, rau gia vị các loại, các loại đồ uống và một số loại củ, hạt.
Về rau củ có các loại cà chua, đậu xanh, đậu đen, đậu bắp, đậu cô ve, dưa chuột, nấm, khoai lang, rau cải sấy giòn, hành, ớt.
Ngoài rau củ, các doanh nghiệp cũng xuất khẩu nhiều loại rau gia vị như ớt, gia vị hành tỏi,cà ri, gia vị lá chanh, thảo mộc, gia vị phở, sả bằm. Các loại gia vị này chủ yếu phục vụ cho người Châu Á tại Mỹ, trong đó có một lực lượng đông đảo kiều bào
Về trái cây Việt Nam mới xuất khẩu chủ yếu là thanh long tươi, dứa, mít sấy khô, mãng cầu, chuối nướng, dừa, cóc chua ngọt. Mới đây Mỹ đã cho phép nhập khẩu chôm chôm và tiến tới sẽ cho phép nhập khẩu một số loại trái cây khác như vú sữa, sầu riêng, hồng xiêm…
Trong số những loại trái cây xuất khẩu sang thị trường này thì thanh long vẫn đạt kim ngạch cao nhất. Mặc dù giảm nhẹ trong tháng 8/2011 với mức giảm 7,2% nhưng 8 tháng đầu năm vẫn tăng 74,1%, đạt gần 2,6 triệu USD.
Dứa là một trong những mặt hàng được tiêu thụ mạnh tại thị trường này bởi tính tiện dụng và bổ dưỡng. Kim ngạch xuất khẩu dứa sang thị trường Mỹ 8 tháng đầu năm 2011 đạt 2,3 triệu USD, tăng 173% so với cùng kỳ 2010.
Trái dừa và các sản phẩm từ dừa cũng đang được người tiêu dùng tại Mỹ quan tâm. Kim ngạch xuất khẩu dừa trong tháng 8 đạt 16 nghìn USD, tăng 180,4% so với cùng kỳ 2010. Trong 8 tháng đầu năm 2011 đạt 294,9 nghìn USD, tăng 308,8%.
Cơ hội xuất khẩu
Nhu cầu thay đổi khẩu vị của người Mỹ gốc Âu và nhu cầu tiêu thụ món ăn truyền thống của một bộ phận người Mỹ gốc Á, Phi khiến cho xu hướng tiêu dùng các sản phẩm rau quả nhiệt đới ngày càng tăng tại Mỹ.
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp Mỹ năm 2010, mức thuế nhập khẩu rau quả trong bình trên thế giới là 50% giá trị rau quả nhập khẩu trong khi tại Mỹ mức thuế suất chỉ dưới 5%. Tại một số thị trường phát triển khác như EU và Nhật Bản mức thuế suất cũng cao hơn. Ví dụ, khoảng 60% hàng rau quả nhập khẩu vào các thị trường này chịu thuế suất từ 5 - 25% và 20% chịu mức thuế suất trên 25%. Rau quả nhập khẩu vào các nước đang phát triển thậm chí chịu mức thuế cao hơn nữa. Các thị trường có mức thuế đối với rau quả tương đối cao là Trung Quốc, Ai Cập, Ấn Độ, Thái Lan và Hàn Quốc.
Các nhân tố thị trường như tỷ giá hối đoái, sự thay đổi cơ cấu của các công ty thực phẩm Mỹ, xu hướng đầu tư của ngành chế biến thực phẩm sang các nước đang phát triển…

 Theo rauhoaquavietnam.vn



Báo cáo phân tích thị trường