Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm: Khó hoàn thành chỉ tiêu năm 2011
31 | 10 | 2011
Theo số liệu thống kê từ TCHQ, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm trong tháng 9 đạt 352,8 triệu USD, giảm 8,75% so với tháng liền kề trước đó, nhưng tăng 20,06% so với tháng 9/2010. Tính từ đầu năm đến hêt tháng 9, cả nước đã xuất khẩu 2,8 tỷ USD gỗ và sản phẩm, tăng 16,86% so với cùng kỳ năm trước.

Hoa Kỳ, Trung quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh… là những thị trường chính xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam.

Tuy là thị trường chiếm tỷ trọng lớn, chiếm 35,4%, tương đương với trên 1 tỷ USD, nhưng  xuất khẩu mặt hàng gỗ và sản phẩm sang Hoa Kỳ lại giảm về kim ngạch, giảm 1,82% so với cùng kỳ năm 2010, tính riêng trong tháng 9/2011, xuất khẩu mặt hàng này sang Hoa Kỳ cũng giảm so với tháng liền kề , giảm 4,7% và giảm 3,96% so với tháng 9/2010.

Các chủng loại gỗ và sản phẩm xuất khẩu sang Hoa Kỳ trong tháng 9 chủ yếu là gỗ thông, gỗ cao su xẻ, tủ, giường bàn… theo phương thức thanh toán giá FOB, tại cửa khẩu Phúc Long (Sài Gòn)

Tham khảo một số chủng loại gỗ và sản phẩm xuất khẩu sang Hoa Kỳ trong tháng 9/2011

Chủng loại

ĐVT

Đơn giá (USD)

Cảng cửa khẩu

Tủ gỗ thông 880mm x 1870mm x 560mm

Cái

261,25

 

Bàn gỗ thông (đã sơn) 780mm x 1830mm x 990mm

 

198,24

ICD Phúc Long (Sài Gòn)

Tủ gỗ cao su xẻ DR407 (1576 x 457 x 1014)mm

CHIEC

125,60

ICD Phúc Long (Sài Gòn)

Gi­ờng 2 tầng làm bằng gỗ thông đóng gói tháo rời JUPITER (2040 x 1062 x 1400)mm

BO

105,90

Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)

Ghế nệm có tay bằng gỗ cao su-icb-6670a-bch (0.463 x 0.991 x 0.6175)m

CAI

48,00

Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)

Tủ 5 hộc kéo bằng gỗ thông Newzealand, màu cà phê 860 x 1206 x 510

cái

195,00

ICD Phúc Long (Sài Gòn)

Gi­ờng cỡ King, bằng gỗ thông Newzealand, màu cà phê 2160 x 2014 x 1155

cái

165,00

ICD Phúc Long (Sài Gòn)

Tủ gỗ cao su xẻ DR407 (1576 x 457 x 1014)mm

chiếc

125,60

ICD Tây Nam (Cảng Saigon KV IV)

Bàn gỗ cao su : 42''x60-78''x30''H (DINTB8931) hàng mới 100%

cái

90,50

ICD Tây Nam (Cảng Saigon KV IV)

Bàn Dining Table (1981x1067x762) mm         Sản phẩm làm từ gỗ Tràm mới 100% sx tại VN

cái

65,00

ICD Tây Nam (Cảng Saigon KV IV)

Ghế có tay vịn mb500a (521*692*1016) mm (Gỗ cao su)

cái

36,00

ICD Phúc Long (Sài Gòn)

Ghế không tay vịn mb500s (521*692*1016) mm (Gỗ cao su)

cái

31,50

ICD Phúc Long (Sài Gòn)

Với vị trí địa lý thuận lợi cho việc lưu chuyển hàng hóa, nhưng Trung quốc chỉ đứng thứ hai với kim ngạch xuất khẩu trong tháng là 77,1 triệu USD, giảm 13,7% so với tháng 8, nhưng lại tăng 102,61% so với tháng 9/2010. Tính chung 9 tháng đầu năm 2011, Việt Nam đã xuất khẩu 510,9 triệu USD gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường Trung Quốc, tăng 77,04% so với cùng kỳ năm trước.

Ngoài hai thị trường kể trên, Việt Nam còn xuất khẩu gỗ và sản phẩm sang các thị trường khác như Nhật Bản, Hàn quốc, Anh, Đức, Ôxtrâylia… với kim ngạch đạt lần lượt trong 9 tháng đầu năm là 416,1 triệu USD, 142 triệu USD, 115,4 triệu USD, 79,9 triệu USD và 70 triệu USD…

Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này trong tháng đều giảm kim ngạch ở hầu khắp các thị trường so với tháng 8, số thị trường tăng trưởng chỉ chiếm 33%. Đó là các thị trường Pháp tăng 19,33%; Đài Loan tăng 20,77%; Ấn Độ 99,7%....

Thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm tháng 9, 9 tháng năm 2011

ĐVT: USD

Thị trường

KNXK T9/2011

KNXK 9T/2011

KNXK 9T/2010

% tăng giảm KN T9 so T8

% tăng giảm KN so T9/2010

% tăng giảm KN so cùng kỳ

Tổng KN

352.882.499

2.834.863.384

2.425.930.461

-8,75

20,06

16,86

HoaKỳ

125.674.311

1.004.679.914

1.023.252.145

-4,70

-3,96

-1,82

Trung Quốc

77.192.044

510.985.683

288.619.367

-13,70

102,61

77,04

Nhật Bản

51.508.870

416.118.200

311.573.490

-9,19

29,79

33,55

Hàn Quốc

16.352.077

142.033.089

95.474.595

-35,66

40,63

48,77

Anh

9.678.441

115.461.271

133.422.478

-0,90

-25,93

-13,46

Đức

7.570.348

79.995.412

76.686.444

-5,16

30,93

4,31

Oxtrâylia

9.386.343

70.057.990

57.054.033

-15,29

7,32

22,79

Canada

7.344.366

63.485.669

61.762.866

-19,30

10,15

2,79

Pháp

4.397.801

45.273.342

48.257.609

19,33

42,20

-6,18

HàLan

2.691.916

41.687.875

45.377.088

-24,92

-25,15

-8,13

Đài Loan

5.867.695

39.816.861

30.916.177

20,77

96,41

28,79

hongkong

3.230.191

34.851.631

20.878.949

-17,66

8,63

66,92

Malaixia

3.092.520

26.861.566

17.306.033

-22,79

53,69

55,22

Italia

1.618.444

24.521.027

25.391.950

-3,48

-10,67

-3,43

Bỉ

2.051.999

24.469.244

22.780.518

-11,32

30,31

7,41

ẤnĐộ

4.986.514

22.901.296

10.369.444

99,17

534,94

120,85

Xingapo

2.980.595

17.506.626

7.450.671

10,10

594,63

134,97

Thuỵ Điển

877.183

16.227.534

16.738.732

-24,06

-29,02

-3,05

Tây Ban Nha

843.117

13.469.944

14.240.377

-35,29

-10,13

-5,41

Đan Mạch

831.035

10.561.764

11.287.755

82,52

-8,88

-6,43

Niuzilan

1.467.687

9.223.841

 

-15,25

*

*

Tiểu Vương quốc A rập Thống nhất

652.330

6.812.093

5.385.783

-30,99

3,79

26,48

Nauy

574.149

6.132.699

3.998.856

91,92

81,52

53,36

Thổ Nhĩ Kỳ

283.727

5.658.077

5.179.770

-5,71

36,28

9,23

Ba Lan

597.406

5.436.440

6.782.398

-8,42

-6,71

-19,84

Phần Lan

197.599

4.317.323

5.840.007

32,03

-4,57

-26,07

Áo

571.864

4.210.524

4.060.599

39,54

-4,71

3,69

Hy Lạp

108.225

4.066.472

4.812.150

126,54

105,53

-15,50

A rập Xêut

619.770

3.760.094

3.180.487

-23,35

152,86

18,22

Nga

310.976

3.574.815

1.482.465

16,72

109,74

141,14

TháiLan

458.313

2.532.963

5.532.168

-10,85

196,87

-54,21

Thuỵ Sỹ

23.193

2.491.181

1.468.028

-50,41

*

69,70

Nam Phi

436.833

2.369.117

2.085.218

23,30

-7,37

13,61

Bồ Đào Nha

 

1.995.804

2.391.185

*

*

-16,53

Séc

374.292

1.817.668

1.440.138

35,91

150,85

26,21

Mêhicô

200.057

1.231.454

1.044.621

16,18

18,96

17,89

Cămpuchia

75.302

918.562

1.407.763

-35,16

-9,69

-34,75

Ucraina

 

609.149

1.176.831

*

*

-48,24

Hungari

36.945

310.459

586.372

*

*

-47,05

Đến thời điểm này, chỉ còn gần 3 tháng nữa là hết năm 2011, tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm về gỗ ước đạt hơn 3 tỉ USD, tuy nhiên trước tình hình khó khăn về sự gia tăng của giá nguyên liệu cũng như sự thu hẹp thị phần do khó khăn chung của nền kinh tế như hiện nay, chỉ tiêu xuất khẩu 4 tỷ USD gỗ và sản phẩm gỗ trong năm 2011 khó có thể hoàn thành.

Khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ trong những tháng cuối năm là chi phí đầu vào tăng mạnh. Về nguyên liệu, theo dự báo thì giá gỗ nguyên liệu năm nay tăng 20 - 30%, trong khi doanh nghiệp Việt Nam phải nhập khẩu đến 80% gỗ nguyên liệu. Cùng với các yếu tố tăng giá đầu vào khác nên giá thành sản phẩm đã tăng cao. Nhìn chung, các DN hiện chưa ký tiếp hợp đồng mới bởi nếu ký và đưa ra giá thành cao để hòa vốn hay giảm lỗ thì lại lo khách hàng sẽ chuyển sang các nhà cung cấp khác. Bởi, khách hàng cũng là người kinh doanh, thu mua giá cao họ sẽ không bán được hàng và để giữ thị trường, lợi nhuận, họ sẽ chuyển sang nhà các cung cấp khác hiện có rất nhiều trong khu vực…Hiện cả nước có 2.526 doanh nghiệp, cơ sở đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ xuất khẩu, trong đó, chiếm 75% là cơ sở có số công nhân dưới 10 người. Vì vậy, theo nhận định của một số doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh đồ gỗ, thời gian tới số cơ sở nhỏ này có thể sẽ tự động giải tán vì không chịu được chi phí đầu vào tăng cao.

Trong khi giá xuất khẩu gỗ tại các thị trường Mỹ, EU, Nhật tăng không đáng kể, thêm vào đó, tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại cộng với khủng hoảng nợ công của một số quốc gia châu Âu như Hy Lạp, Ireland, Bồ Đào Nha,… cũng khiến cho nhu cầu tiêu dùng các loại hàng hóa sụt giảm trong đó có gỗ và các sản phẩm gỗ. Ngoài ra, trong thời gian tới, thị trường nhập khẩu đồ gỗ lớn của Việt Nam là Mỹ và EU sẽ áp dụng nhiều tiêu chuẩn mới đối với mặt hàng gỗ xuất khẩu vào các nước này, nhất là các quy định về nguồn gốc xuất xứ nguyên liệu (Đạo luật Lacey của Mỹ). Những tháng cuối năm là giai đoạn cao điểm của xuất khẩu đồ gỗ, nhưng theo nhận định của một số doanh nghiệp xuất khẩu gỗ, khó khăn vẫn còn, với lượng đơn hàng có biểu hiện giảm dần. …

Để giải quyết khó khăn, Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam đã đưa ra một số giải pháp cho các doanh nghiệp trong ngành như tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu trong nước. Cụ thể bên cạnh việc đầu tư trồng rừng, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp sản xuất ván nhân tạo và hạn chế xuất khẩu thô. Hiện nay các nhà máy ván sợi MDF vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu cả về chất lượng cũng như số lượng. Hàng năm Việt Nam vẫn phải nhập khẩu gần 1 triệu m3 ván nhân tạo. Với tình hình tài nguyên rừng như hiện nay, lượng gỗ trong nước đáp ứng được khoảng 1 triệu m3 gỗ lớn trong năm 2010; tới năm 2015 có thể sẽ cung cấp được 5 triệu m3 và năm 2020 cung cấp được 12 triệu m3. Như vậy, có khả năng mỗi năm Việt Nam sẽ giảm tối đa việc nhập khẩu ít nhất là 1 triệu m3 gỗ. Việt Nam cần có cơ chế khuyến khích các DN chế biến gỗ trực tiếp đầu tư xây dựng và phát triển các vùng nguyên liệu với quy mô lớn. Bên cạnh đó, cần giảm nhập khẩu và tăng chất lượng gỗ. Hiện ngành nông nghiệp đang tiến hành xây dựng các khu rừng giống và cơ sở sản xuất cây giống có chất lượng cao tại một số vùng trọng điểm như vùng núi phía Bắc, Tây Nguyên, Duyên Hải miền Trung và Bắc Trung bộ.

Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng nên xem xét phương án sử dụng công nghệ tiết kiệm nguyên liệu, việc làm này sẽ làm giảm khoảng 15% nguồn tiêu hao nguyên liệu mỗi năm. Đặc biệt, việc làm cần thiết là phải giảm mọi chi phí đầu vào như tính toán lại dây chuyền công nghệ, nâng cao năng suất lao động, xây dựng quá trình thao tác làm việc hiệu quả và tiết kiệm tối đa chi phí sử dụng điện.

Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam cũng khuyến nghị, doanh nghiệp nên liên kết lại để thực hiện nhanh những đơn hàng lớn, giá trị cao, nhằm tránh biến động giá cả, hoặc khi nhận được đơn hàng nên chia ra từng giai đoạn giá cả trong thực hiện hợp đồng, tránh thoả thuận giá cố định ở khoảng thời gian dài. Đối với các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật nên tăng các sản phẩm có giá thành trung bình và thấp, các sản phẩm nội thất ngoài trời…

Ngoài ra, về lâu dài để phát triển ổn định và bền vững các doanh nghiệp sản xuất gỗ nên chú trọng phát triển thị trường ở trong nước. Doanh nghiệp nên liên kết lại để xây dựng chuỗi phân phối, hoặc hình thành các công ty thương mại lớn có năng lực nắm bắt được thị hiếu, thị trường, sức tiêu thụ rồi đặt hàng lại các DN sản xuất với số lượng lớn. Đây được xem là hướng phát triển ổn định cho ngành chế biến gỗ và hàng thủ công mỹ nghệ ở cả thị trường trong nước lẫn xuất khẩu.

Theo Vinanet



Báo cáo phân tích thị trường