Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Đầu cơ có làm vỡ bong bóng lương thực?
07 | 11 | 2011
"Đầu cơ không kích thích sự biến động về giá cả nhưng đang làm thay đổi bản chất, bao gồm tốc độ và biên độ của biến động."

Hội nghị G20 kết thúc với nhiều tranh luận còn dang dở. Các nhà báo đến từ châu Á, Âu và Phi đã có cuộc phỏng vấn trực tuyến với chuyên gia đến từ những tổ chức về nông nghiệp và lương thực quốc tế để thảo luận về tương lai của an ninh lương thực toàn cầu.

"Đầu cơ không kích thích sự biến động về giá cả nhưng đang làm thay đổi bản chất, bao gồm tốc độ và biên độ của biến động."- David Hallam, GĐ Bộ phận Thương mại và Thị trường, Tổ chức lương thực thế giới (FAO)

"Các chuyên gia kinh tế cho rằng độc quyền là biểu hiện cho tính cạnh tranh cao của thị trường." - Bernd Gruner, Tổng thư ký Ủy ban liên lạc châu Âu về Thương mại và thực phẩm (CELCAA) Brussels

"Giới đầu cơ trong tương lai cần phải được ràng buộc trong một vị trí giới hạn và nên có thêm những khoản thuế nhỏ đánh vào các giao dịch". - Franck Galtier, Senior Economist, CIRAD (Nghiên cứu Nông nghiệp vì Phát triển), Paris

- Chúng tôi là những nhà báo đến từ các quốc gia thuộc châu Âu, châu Á và châu Phi. Và tất cả đều nhận thấy có sự tăng giá đáng kể trong các mặt hàng lương thực thực phẩm tại nhiều nước: đồng nghiệp của chúng tôi ở Kenya, Uganda hay Nigeria đều cho biết giá lương thực đang tăng lên rất cao. Tình hình tương tự cũng diễn ra tại Philippin và Indonesia. Ở Anh, các hộ gia đình có thu nhập thấp cho biết cha mẹ phải giảm khầu phần ăn để nhường cho con cái. Thế nhưng, chỉ số giá lương thực mới đây nhất của FAO, vừa được công bố ngày hôm qua và chỉ số giá lương thực mà Ngân hàng thế giới công bố thứ Ba tuần trước đều nói rằng giá lương thực toàn cầu đang ổn định. Tại sao báo cáo lại có sự trái ngược với những gì chúng tôi chứng kiến?

Ông Frank Galtier: Giá lương thực hiện rất bất ổn tại các quốc gia đang phát triển. Và chúng cũng không ổn định trên thị trường thế giới (do lượng dự trữ lúa toàn thế giới hiện nay đang ở mức thấp, và sự phát triển của các loại nhiên liệu sinh học đã tạo ra mối liên hệ giữa năng lượng và giá cả thực phẩm...), và những vấn đề cũng đang ảnh hưởng tới giá của các loại lương thực.

Nó ảnh hưởng tới an ninh lương thực tại các quốc gia đang đang phát triển và cản trở đầu tư vào nông nghiệp: nếu việc đầu tư là quá mạo hiểm, người nông dân sẽ không dám đầu tư. Không thể phủ nhận một thực tế rằng giá lương thực đang ngày càng bất ổn trong vòng 20 năm qua. Có nhiều lý do để giải thích vấn đề này (nhiên liệu sinh học, kho dự trữ tăng chậm, đầu cơ tại thị trường tương lai, biến đổi khí hậu,...)

Ông David Hallam: Giá lương thực quốc tế và nội địa có thể rất khác biệt và mỗi liên hệ giữa chúng cũng chịu ảnh hưởng nhiều bởi các biện pháp và chính sách riêng của mỗi nước. Năm ngoái, giá lương thực tại nhiều quốc gia châu Phi đã không lên theo giá quốc tế do khả năng cung cấp của các quốc gia trong khu vực vẫn ổn định.

Việc giá lương thực cao phản ánh nhu cầu tăng trưởng nhanh chóng và nhu cầu về nhiên liệu sinh học tăng. Những biến động về giá lương thực có mối quan hệ chặt chẽ với giá dầu, thay đổi khí hậu và vai trò quan trọng của giới "đầu cơ". ...

Ông Brend Gruner: Tôi muốn nhấn mạnh rằng giá các mặt hàng nông nghiệp chỉ chiếm một tỷ lệ phần trăm nhỏ trong giá lương thực và phụ thuộc cơ cấu thị trường trong chuỗi cung ứng. Đối với giá các loại hàng nông sản, tôi tin nó sẽ tiếp tục tăng và biến động mạnh trong thời gian tới.

"Độc quyền là biểu hiện của thị trường cạnh tranh cao"

- Tổng thống Pháp Sarkozy vừa tuyên bố sẽ thúc đẩy sẽ đưa ra thêm nhiều sự điều chỉnh hơn, và ông nói rằng chỉ với 4 doanh nghiệp đã nắm giữa 80% giao dịch ngũ cốc toàn cầu, và thậm chí các doanh nghiệp này còn không nộp thuế. Điều này có phải là sự thật?

Brend Gruner: Đương nhiên là có sự tập trung cả về chiều dọc lẫn chiều ngang trong chuỗi thực phẩm. Tuy nhiên các chuyên gia kinh tế cho rằng độc quyền là biểu hiện của thị trường có tính cạnh tranh cao. Để bảo đảm khả năng cung cấp lương thực, việc chuyển giao phương thức sản xuất cho người nông dân là rất càn thiết và phải xây dựng thị trường cho những hộ nông dân nhỏ.

- Ông Sakozy đổ lỗi cho giới đầu cơ đã khiến giá các mặt hàng lương thực tăng giá trong những năm gần đây khi họ đầu tư vào nông nghiệp để chống lại lạm phát, sự tụt dốc của cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ. "85% lượng hàng hóa trong thị trường tương lai ở Chicago đang bị thao túng bởi những tổ chức tài chính đơn thuần, bởi những nhà đầu tư không liên quan đến các loại hàng hóa này". Vậy những phát biểu của ông Sakozy có chính xác? Có đúng là những kẻ đầu cơ và trốn thuế đang thao túng thị trường hàng hóa?

Ông Frank Galtier: Vai trò của giới đầu cơ đối với thị trường tương lai hiện vẫn còn gây tranh cãi. Một số nghiên cứu cho thấy nhóm này có một phần trách nhiệm trong việc gây ra đột biến giá cả, một số khác lại không thấy điều này. Mặt khác, vai trò ngày càng lớn của giới đầu cơ sẽ mang lại khả năng thanh khoản cao hơn cho thị trường và giảm chi phí bảo hiểm.

Vì vậy, nếu chúng tôi cố gắng để đánh giá vai trò của giới đầu cơ, chúng ta sẽ không thể thu được những lợi ích - như chi phí bảo hiểm rủi ro sẽ tăng lên bất chấp khả năng thanh khoản ngày càng tăng, và làm tăng giá thành (nếu tăng đầu cơ tạo ra bong bóng). Chính sách cần thiết hiện giờ đó là làm sao để giới đầu cơ bị ràng buộc bởi một vị trí giới hạn, hoặc đánh một khoản thuế nhỏ vào trong những giao dịch.

Ông David Hallam: Về cơ bản chúng ta có hai lựa chọn để giải quyết biến động - cố gắng giảm bớt hay thử đương đầu với nó. Để giảm bớt biến động cần tăng cường tính minh bạch cho thị trường, đưa ra những điều chính và tạo một kho dự trữ bình ổn. Về lâu dài, cần phải xây dựng một chính sách giúp phục hồi lại trước biến động của giá lương thực - điều đó có nghĩa là phải chống lại xu hướng đình trệ trong đầu tư nông nghiệp và tích hợp sản xuất nhỏ vào thị trường.

Ông Frank Galtier: Một vấn đề quan trọng nữa đó là sự biến động của giá lương thực quốc tế là một quá trình tự duy trì. Nếu giá tăng, nhiều quốc gia chuyên xuất khẩu sẽ hạn chế việc xuất khẩu của mình để bảo đảm an ninh lương thực trong nước. Điều này đặc biệt đúng đối với giá gạo: Gạo là một vấn đề rất quan trọng đối với an ninh lương thực của nhiều quốc gia.

Năm 2008, chúng ta đã từng dính phải một bong bóng như vậy, khi một số quốc gia ngừng việc xuất khẩu đã đẩy giá gạo tăng cao, và những nước ngừng việc xuất khẩu lại nhận được nhiều ưu đãi hơn. Giải pháp duy nhất để giải quyết vấn đề này đó là cần tăng lượng dự trữ lên ngang với cấp độ toàn cầu.

Ông David Hallam: Chính phủ cần phải tạo ra môi trường thuận lợi để người nông dân có thể phản ứng kịp với tình hình. Đồng thời không nên đánh giá thấp những khó khăn mà chính phủ phải đối mặt trong quản lý biến động về giá lương thực ở cả tầm vĩ mô và vi mô.

Sản xuất nhỏ là chìa kháo để phục hồi

- Điều chỉnh lại những vấn đề của thị trường luôn là vấn đề khó khăn nhất để đạt được thỏa thuận. Trong thông điệp gửi đến người nông dân và bộ trưởng nông nghiệp ở Cannes, Tổng thống Sarkozy đã nhấn mạnh 3 điểm: Tăng đầu tư tư nhân trong nông nghiệp, tăng cường trao đổi thông tin để giải quyết sớm tình trạng thiếu lương thực, và điều chỉnh lại các quy định tài chính cho thị trường phái sinh nông nghiệp. Những ý tưởng này có đúng đắn? Và những vấn đề nào có thể phát sinh trong quá trình?

Ông David Hallam: Đúng là lượng dữ trự lương thực ở mức thấp có liên quan đến ... Mặc dù vậy, quan điểm của chúng tôi là không thể quản lý thị trường thông qua quản lý kho dự trữ như các quy định cũ. .. Về vấn đề đầu tư nước ngoài thì nó có vai trò khi các quỹ đầu tư vắng mặt nhưng nó cần phải phù hợp với ưu tiên tăng trưởng và an ninh lương thực của mỗi quốc gia.

Ông Frank Galtier: Sự bất ổn trong giá lương thực đã gây ảnh hưởng rõ nét nhất tới những người nghèo tại các quốc gia đang phát triển. Phương pháp cổ điển nhất vẫn là tăng viện trợ lương thực khẩn cấp. Nhưng kể từ sau khủng hoảng tại Niger năm 2005, hiện chúng ta không đủ điều kiện để làm việc này. Mạng lưới an toàn dự phòng cũng một phương án. Mục tiêu của chúng là chuyển bớt của cải tới các hộ nghèo, những người không đủ khả năng đối mặt với khủng hoảng bởi họ chằng còn bất kỳ tài sản nào để bán.

Tuy nhiên, những phương án như mạng lưới an ninh dự phòng (tại Ethiopia chẳng hạn) rất khó để phát triển bởi chúng rất tốn kém. Sự trợ giúp của cộng đồng quốc tế là cần thiết nhưng tôi lại thấy điều này không liên quan tới chương trình nghị sự G20.

- Lãnh đạo nhóm G20 có đề cập đến cả những người nông dân sản xuất nhỏ khi họ nhấn mạnh việc tăng đầu tư vào nông nghiệp? Theo báo cáo mới đây nhất, Oxfam đã nêu ra tầm quan trọng của việc bảo vệ những người nông dân sản xuất nhỏ vì họ là hy vọng bảo đảm an ninh lương thực cho các hộ gia đình nghèo.

David Hallam: Những hộ sản xuất nhỏ là chìa khóa đê phục hồi và họ cần được hỗ trợ.

Bernd Gruner: Những hộ sản xuất nhỏ sẽ đóng một vai trò quan trọng tại các quốc gia đang phát triển bởi họ đang nuôi dưỡng những khu vực mà dân số đang phát triển. Tuy nhiên, họ sẽ cần phải thích nghi với công nghệ, tài chính và cơ sở hạ tầng.

Frank Galtier: Chúng ta phải hỗ trợ những hộ nông dân nhỏ tại các quốc gia đang phát triển. Các giải pháp được đưa ra là trợ giúp về vấn đề kỹ thuật (nghiên cứu, giống,...). Để đầu tư, người nông dân còn cần có giá sàn (nếu không sẽ quá rủi ro cho họ và cho các ngân hàng cho vay). Trong quá khứ, hầu hết những cuộc cách mạng xanh đều thành công nhờ sự can thiệp của chính phủ để bảo đảm mức giá sàn (Nước Anh ở thế kỷ 18, CAP của EU, cách mạng xanh trong phát triển lúa gạo ở châu Á,...). Các quốc gia châu Phi cũng nên đi theo hướng này.

Theo Quốc Dũng

Diễn đàn kinh tế Việt Nam


Báo cáo phân tích thị trường