Trong thời gian này, sắn, dưa chuột, khoai, bó xôi, nấm rơm, đậu phộng, ngô… là những chủng loại rau củ xuất khẩu chính của Việt Nam.
Đáng chú ý, xuất khẩu sắn với sản phẩm chính là sắn lát khô trong thời gian này tăng đột biến, đạt kim ngạch 3,9 triệu USD, tăng rất mạnh so với kim ngạch chỉ đạt 1.290 USD trong 10 ngày đầu tháng 12/2006. Nguyên nhân khiến xuất khẩu sắn tăng mạnh là do 2 thị trường lớn Trung Quốc và Hàn Quốc tiếp tục nhập khẩu sắn của Việt Nam sau 2 tháng 11 và 12/2006 tạm ngừng nhập khẩu mặt hàng này. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu sắn sang Trung Quốc đạt 3,2 triệu USD, chiếm 82% lượng sắn xuất khẩu của Việt Nam. Giá xuất khẩu sắn sang thị trường này đạt mức 120 USD/tấn (FOB, Cảng Qui Nhơn). Xuất khẩu sang Hàn Quốc đạt 699 nghìn USD với đơn giá 117 USD/tấn (FOB, Cảng Qui Nhơn).
Kim ngạch xuất khẩu khoai các loại đạt 330,8 nghìn USD, tăng 66,2% so với tháng 12/2006, đưa khoai trở thành chủng loại rau củ đạt kim ngạch xuất khẩu cao thứ nhì của Việt Nam trong thời gian này. Các thị trường xuất khẩu chính của mặt hàng này là Nga, Nhật Bản, Hồng Kông, Singapore với kim ngạch lần lượt đạt 196,4 nghìn USD; 59 nghìn USD; 25,6 nghìn USD và 15,5 nghìn USD. Trong đó, giá xuất khẩu khoai sang thị trường Singapore đạt cao nhất với 720 USD/tấn (FOB, ICD-Phước Long).
Ngoài ra, kim ngạch xuất khẩu một số chủng loại rau củ khác cũng đạt mức cao trong thời gian này như: Rau bó xôi với 158 nghìn USD, tăng 47,3% so với 10 ngày đầu tháng 12/2006; gừng 52 nghìn USD, tăng 822,4%; bí đỏ 43 nghìn USD, tăng 16,4%; cà chua 27,3 nghìn USD, tăng 27,3%.
Trong khi đó, xuất khẩu nấm rơm, dưa chuột, ngô, đậu phộng … giảm. Trong đó, xuất khẩu nấm rơm - chủng loại rau củ xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong nhiều tháng liên tiếp có mức giảm mạnh nhất. 10 ngày đầu tháng 1/2007, kim ngạch xuất khẩu nấm rơm chỉ đạt 119 nghìn USD, giảm tới 81,5% so với cùng thời điểm tháng 12/2006. Thị trường đạt kim ngạch xuất khẩu nấm rơm cao nhất của nước ta trong thời gian này là Italia với 85 nghìn USD, giảm 32% so với 10 ngày đầu tháng 12/2006. Dự báo xuất khẩu nấm rơm trong những tuần kế tiếp sẽ tăng cao do nguồn hàng được tập trung để xuất sang Mỹ - thị trường xuất khẩu nấm rơm quen thuộc và lớn nhất của Việt Nam và đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của các thị trường Châu Á.
Xuất khẩu dưa chuột, ngô, đậu phộng cũng giảm lần lượt 15%; 33% và 58% so với cùng thời điểm tháng 12/2006.
Chủng loại rau củ xuất khẩu trong 10 ngày đầu tháng 1/2007
Chủng loại | Thị trường | Trị giá (USD) |
Sắn | Hàn Quốc, Trung Quốc | 3.894.200 |
Khoai | Hồng Kông, Malaisia, Mỹ, Nga, Nhật Bản, Singapore, TháI Lan, Thuỵ Điển | 330.832 |
Dưa chuột | Đài Loan, Nga, Nhật Bản, Panama | 303.329 |
Bó xôi | Nhật Bản, Singapore | 158.665 |
Cơm dừa | Đức, Ai Cập, Ba Lan, Pháp | 133.100 |
Nấm rơm | Hồng Kông, Italia, Nhật Bản | 119.271 |
Đậu phộng | Đài Loan, Campuchia, Canada, Nga, Singapore | 95.596 |
Ngô | Đài Loan, Colombia, Hà Lan, Mỹ, Thuỵ Điển | 8.097 |
Rau các loại | Hồng Kông, Mỹ, Nhật Bản, Pháp | 72.344 |
Bắp cải | Đài Loan, Panama | 68.335 |
Gừng | Đài Loan, Anh, Nhật Bản, Panama | 52.100 |
Măng | Đài Loan, Panama | 46.983 |
Bí đỏ | Hàn Quốc, Singapore | 43.409 |
Ớt | Đài Loan, Malaisia, Panama, Ukraina, Singapore | 94.937 |
Cà chua | Nga, Singapore | 27.294 |
Sà lách | Malaysia | 23.692 |
Hành | Panama, Singapore, Ukrraina | 17.932 |
Cà tím | Nhật Bản, Panama | 14.415 |
Cải thảo | Đài Loan, Hàn Quốc, Panama | 13.328 |
Tỏi | Panama, Ukraina | 12.604 |
Đu đủ | Thuỵ Điển | 12.500 |
Củ cải | Đài Loan | 6.150 |
Súp lơ | Đài Loan, Panama | 4.755 |
Nghệ | Bờ Biển Ngà, Ukraina | 3.916 |
Wasabi | Campuchia, Canada | 2.596 |
Sả | Bỉ, Mỹ | 1.848 |
Rau quả các loại | Canada, Pháp | 1.803 |
Sapôchê | Singapore | 2.661 |
Củ dền | Singapore | 975.000 |
Đậu cô ve | Panama, Singapore | 939.000 |
Rau câu | Campuchia | 720.000 |
Riềng | Bỉ | 389.000 |
Gấc | Mỹ | 385.000 |
Rau mùi | Malaysia | 78.000 |
Lá dong | Bỉ | 47.000 |
Cà rốt | Panama | 8.000 |
Mướp đắng | Panama | 4.000 |
Rau dền | Panama | 3.000 |
Su su | Panama | 2.000 |