Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Gỡ khó cho ngành mía đường
24 | 02 | 2012
Dù chỉ mới sản xuất được nửa niên vụ đường 2011-2012, nhưng các nhà máy đường đang rơi vào tình cảnh vô cùng khó khăn khi lượng đường tồn kho đang gia tăng từng ngày.

Giữa tháng 2-2012, đường lậu từ Thái Lan tiếp tục tràn vào làm cho một số nhà máy trong nước điêu đứng.

 

Cần rốt ráo cho xuất khẩu !

 

Giáđường bán buôn ở ĐBSCL tiếp tục giảm mạnh, trước tết là trên 18.000 đồng/kg, sau tết chỉ còn trên dưới 16.500 đồng/kg. Theo lý giải của ông Trịnh Minh Châu, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Mía đường Sóc Trăng, sản lượng đường Thái Lan năm nay lên 10,6 triệu tấn, tăng 1 triệu tấn. Theo đó, đường lậu từ Thái Lan tràn sang biên giới Tây Nam ngày càng gia tăng. Theo ước tính của lãnh đạo một công ty mía đường, mỗi ngày có khoảng 500 tấn đường lậu đi qua ngõ biên giới Tây Nam. Giá đường cát lậu từ Thái Lan vào Việt Nam chỉ bán buôn với giá 16.000 đồng/kg, càng tăng thêm áp lực tiêu thụ chođường nội địa. Theo một số lãnh đạo nhà máy đường vùng ĐBSCL, đường sản xuất ra không bán được, giá tiếp tục hạ, trong khi các nhà máy vẫn thu mua mía với giá không giảm để đảm bảo thu nhập cho nông dân. Tình trạng này đã đẩy hầu hết các nhà máy đường vào hoàn cảnh hết sức khó khăn.
 

Theođánh giá của Hiệp hội Mía đường Việt Nam, sản lượng đường năm 2012 của các nhà máy trong nước có thể đạt 1,43 triệu tấn, cân đối cung cầu thừa trên 300.000 tấn. Với tình hình khó khăn trong khâu tiêu thụ hiện nay, khả năng nhiều nhà máy thua lỗ là khó tránh khỏi. Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho rằng, Bộ Công thương, Bộ NN&PTNT cần có chủ trương và tạo điều kiện thuận lợi để các công ty được xuất khẩu đường với hạn mức 250.000 tấn trong năm 2012. Theo một số lãnh đạo công ty mía đường, thủ tục để giải quyết cho các doanh nghiệp đường xuất khẩu hiện nay là quá chậm chạp, quy định rắc rối, nhiêu khê; kiểu cấp “hạn ngạch nhỏ giọt” làm nhiều doanh nghiệp uể oải không còn hứng thú! Hiệp hội Mía đường Việt Nam đề xuất: Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ các nhà máy đường về vốn, lãi suất để thực hiện tồn trữ, bình ổn thị trường với số lượng 10-20% sản lượng của các nhà máy trong thời gian 6 tháng. Đường lậu Thái Lan ngày càng lấn lướt tại thị trường nội địa, trong khi lượng đường tồn kho của các nhà máy tăng lên, nguy cơ các nhà máy đường “đẻ giá” thu mua mía nguyên liệu của nông dân là khó tránh khỏi từ đây tới cuối vụ !

 

Tạo thói quen dùng đường có thương hiệu !

 

Trong tháng 1-2012, Đoàn kiểm tra liên ngành quận Cái Răng, TP.Cần Thơ phát hiện tại cơ sở kinh doanh đường cát của ông Lê Văn Thích đang dùng máy để “chế biến”và đóng gói số lượng lớn đường cát trắng của cơ sở Thuận Phát thành đường cát màu vàng kem chuẩn bị đưa ra thị trường tiêu thụ. Theo khai nhận của ông Lê Văn Thích (chủ cơ sở), hiện nay trên thị trường, chủng loại đường cát màu vàng kem (còn gọi là đường mỡ gà) được người tiêu dùngưa thích và tiêu thụ mạnh, vì cho rằng đường chưa được tẩy trắng nên ít độc hại so với đường cát trắng hiện có mặt trên thị trường. Từ đó ông đã nghĩ ra cách làm thay đổi màu của đường cát trắng thành màu vàng kem để dễ tiêu thụ. Đây chỉ là vụ việc điển hình cho tình trạng bát nháo “hô biến” đường trắng thành đường vàng.

 

Theo những người am hiểu trong ngành công nghiệp đường, tình trạng sử dụng hóa chất, chất phụ gia không rõ nguồn gốc để biến đường trắng thành đường vàng đã xuất hiện khá lâu. Trước đây, đường thủ công có màu vàng, còn mật, ngọt hơn đường sạch nên được người tiêu dùng ưa chuộng. Tuy nhiên, đến nay các sản phẩm đường thủ công gần như “biến mất” nên một sốkẻ hám lợi đã sử dụng chất phụ gia pha chế đường trắng thành đường vàng. “Hẳn nhiều người tiêu dùng không khỏi giật mình khi phát hiện xác ruồi, bướm… chết trộn lẫn trong đường vàng. Nguyên nhân do các cơ sở “pha chế” này làm rất cẩu thả, lấy nước sông trộn vào đường” - một người am hiểu trong ngành đường phân tích. “Đây là hành vi sử dụng hóa chất, chất phụ gia không rõ nguồn gốc. Theo Điều 15 của Nghị định 45/CP và theo Nghị định số 06/2008/NĐ-CP ngày 16/1/2008 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, hàng giả…, hành vi trên sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Theo biên bản kiểm tra của Đoàn kiểm tra liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) quận Cái Răng, cơ sở còn vi phạm các nội dung khác như khu vực chế biến, pha trộn, đóng gói sản phẩm kém vệ sinh, cơ sở không có hồ sơ đăng ký đủ điều kiện VSATTP, không có công bố chất phụ gia trong quá trình chế biến... Vừa qua, UBND quận đã xử phạt cơ sở số tiền 25 triệu đồng” - ông Đàm Hồng Hải, Phó Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP.Cần Thơ cho biết.

 

Tình trạng chế biến đường trắng thành đường vàng ở ĐBSCL hiện nay xuất phát từ lâm lý người tiêu dùng chưa nhận thức đầy đủ về mối nguy hại về sức khỏe mang đến từ những sản phẩm pha chế không rõ nguồn gốc. “Đứng về gócđộ nhà sản xuất, chúng tôi khuyến cáo người tiêu dùng không nên dùng thực phẩm không rõ xuất xứ hàng hóa. Người dân nên dùng đường có nhãn mác hàng hóa, nguồn gốc rõ ràng… Đây là những sản phẩm an toàn, uy tín đảm bảo cho sức khỏe” - ông Nguyễn Thành Long, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ khuyến cáo.

 

Ông Nguyễn Thành Long, Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ, cho biết: Để giải quyết bớt khó khăn về vốn mà các nhà máy đường đang gặp phải hiện nay, Hiệp hội đã kiến nghị Bộ Công thương và Bộ NN&PTNT cho phép các doanh nghiệp xuất khẩu khoảng 200.000/300.000 tấn đường tồn kho của các nhà máy. Giá đường tại nhà máy hiện còn dưới 16.000 đồng/kg, trong khi giá thành sản xuất ra 1kg đường đã lên tới 16.000 đồng, chưa tính lãi suất vay ngân hàng. Nghịch lý này đang đặt ngành mía đường vào thế khó, bởi ôm đường đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp phải ôm trọn một khoản lãi suất ngân hàng rất cao. Đã có một số doanh nghiệp nhỏ cầm cự không nổi đã bán tháođường với giá rẻ. Thực tế, các doanh nghiệp mía đường không gặp khó về vấn đề tìm đối tác mà đang luẩn quẩn ở các thủ tục hành chính. Ông Long cho rằng, bên cạnh việc cho phép xuất khẩu, Hiệp hội cũng kiến nghị Nhà nước có cơ chế hỗ trợ lãi suất ngân hàng để doanh nghiệp dự trữ đường và mua hết mía còn lại trong dân.



Theo CafeF
Báo cáo phân tích thị trường