Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
TOR Chuyên gia nghiên cứu đề xuất chiến lược phát triển kinh tế xã hội cho tỉnh Hoà Bình đến năm 2020
01 | 08 | 2011
Kể từ khi Đổi mới, nông nghiệp nông thôn Việt Nam đã có những tiến bộ vượt bậc, góp phần quan trọng tạo ổn định chính trị, kinh tế và xã hội, mở đường thành công và làm nền tảng vững chắc cho quá trình đổi mới đất nước.
 
                   I.                        ĐẶT VẤN ĐỀ
Kể từ khi Đổi mới, nông nghiệp nông thôn Việt Nam đã có những tiến bộ vượt bậc, góp phần quan trọng tạo ổn định chính trị, kinh tế và xã hội, mở đường thành công và làm nền tảng vững chắc cho quá trình đổi mới đất nước. Tốc độ tăng GDP nông nghiệp đạt 3,8%/năm. Xuất khẩu tăng nhanh, một số mặt hàng nông, lâm, thủy sản từng bước chiếm lĩnh vị thế quan trọng trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, đầu tư cho khu vực nông nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng vốn đầu tư xã hội và tỷ trọng này có xu hướng giảm dần theo thời gian. Năm 2007, tỷ lệ này chưa bằng một nửa mức của năm 2000, do tốc độ tăng đầu tư vào nông nghiệp là 5% một năm, chỉ bằng 1/3 tốc độ tăng đầu tư vào công nghiệp, dịch vụ. Chính vì vậy trong thời gian tới, thu hút đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn là một ưu tiên lớn của Chính phủ nhằm phát triển kinh tế.
Một trong những giải pháp thu hút đầu tư vào nông nghiệp đang được đẩy mạnh là hợp tác công tư trong nông nghiệp nông thôn. Hợp tác công tư không những giúp thu hút nguồn lực tài chính và còn tận dụng được công nghệ, quản lý và thị trường của thành phần kinh tế tư nhân. Việc doanh nghiệp tư nhân góp vốn và chấp nhận chia sẻ lợi ích cũng như rủi ro với nhà nước trong các dự án công đang là xu hướng hợp tác tại nhiều quốc gia. Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và PTNT và 12 Tập đoàn, Doanh nghiệp quốc tế (Metro Cash and Cary, Nestle, Unilever, Sygenta, Foods, Pepsi, Yara International, Monsanto, Bunge, …) đã nhất trí thành lập “Nhóm công tác đối tác công-tư nông nghiệp” nhằm nâng cao phát triển sản xuất, duy trì ổn định thị trường của một số mặt hàng chủ lực nông nghiệp Việt Nam trong đó có cà phê, chè, thủy sản, rau quả và các cây trồng khác.
Bên cạnh đó, trước bối cảnh đẩy mạnh hội nhập, gia tăng cạnh tranh, để phát triển các ngành hàng nông sản Việt Nam cần phải tiến hành đổi mới tổ chức thể chế ngành hàng. Rút kinh nghiệm từ thành công của quá trình đổi mới trước đây, để đưa ra được các chính sách hiệu quả, đặc biệt là các chính sách về tổ chức thể chế, cần phải tiến hành thử nghiệm chính sách thông qua mô hình, từ đó rút ra bài học để nhân rộng. 
Nhằm hỗ trợ cho sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ nông nghiệp nông thôn Việt Nam (DNVVN NNNT), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phê duyệt dự án tổng thể 5 năm “Nghiên cứu các đề xuất chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực nông nghiệp và địa bàn nông thôn giai đoạn 2006-2010” do Tây Ban Nha tài trợ và giao cho Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn thực hiện. Mục tiêu tổng thể của dự án là nghiên cứu đề xuất chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa đầu tư vào nông nghiệp nông thôn Việt Nam, qua đó giải quyết việc làm cho lao đông nông thôn, tăng thu nhập cho người lao động và tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Chính vì vậy, Trung tâm Thông tin PTNNNT đề xuất dự án tài trợ để thực hiện một số hoạt động hỗ trợ tăng cường liên kết công tư để đẩy mạnh thu hút đầu tư vào nông nghiệp nông thôn, trong đó có hoạt động “Hỗ trợ xây dựng chiến lược phát triển và xúc tiến đầu tư tại Hòa Bình”. Để triển khai hoạt động này, Trung tâm sẽ huy động một chuyên gia hỗ trợ Trung tâm xây dựng chiến lược phát triển cho tỉnh Hòa Bình đến 2020
                II.                        MỤC ĐÍCH CÔNG VIỆC:
- Nghiên cứu đề xuất chiến lược phát triển kinh tế xã hội cho tỉnh Hòa Bình đến 2020.
             III.                        NHIỆM VỤ CỦA CHUYÊN GIA
- Nghiên cứu các tài liệu về kế hoạch phát triển vùng nói chung, về kế hoạch phát triển kinh tế Hòa Bình nói riêng và các tài liệu có liên quan khác
- Xuống làm việc thực tế tại địa bàn với chính quyền địa phương, người dân và các đối tác có liên quan khác
- Làm việc xin ý kiến của các chuyên gia trong các lĩnh vực có liên quan để thu thập thông tin và ý kiến góp ý
- Nghiên cứu đề xuất chiến lược phát triển kinh tế xã hội cho tỉnh Hòa Bình đến 2020. Nội dung của chiến lược bao gồm, nhưng không giới hạn, những phần chính như sau:
·        Bối cảnh nền kinh tế Việt Nam
·        Thực trạng kinh tế xã hội tỉnh Hòa Bình
·        Định hướng phát triển kinh tế hiện nay của tỉnh Hòa Bình
·        Chiến lược phát triển tương lai cho tỉnh
·        Chính sách đầu tư hiệu quả
             IV.                        SẢN PHẨM:
- Báo cáo Nghiên cứu đề xuất chiến lược phát triển kinh tế xã hội cho tỉnh Hòa Bình đến 2020
                V.                        THỜI GIAN THỰC HIỆN:
- Thời gian thực hiện nhiệm vụ của chuyên gia từ T8/2011 đến T12/2011
             VI.                        KINH PHÍ THỰC HIỆN:
- Kinh phí cho hoạt động của chuyên gia là 55 ngày * 3.000.000 đồng/ngày = 165.000.000 đồng
(Một trăm sáu mươi lăm triệu đồng chẵn)
 
 
          VII.                        YÊU CẦU CHUYÊN GIA
- Có bằng thạc sỹ trở lên trong các lĩnh vực kinh tế, tài chính, nông nghiệp,...
- Có ít nhất 07 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, nông nghiệp
- Có nhiều hiểu biết trong lĩnh vực kinh tế, nông nghiệp
- Có khả năng viết và làm việc độc lập


Báo cáo phân tích thị trường